Ngày 6/1, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố gói vũ khí mới dành cho Ukraine. Gói viện trợ quân sự này ước tính trị giá 2,85 tỷ USD, trong đó ấn tượng nhất là 50 xe chiến đấu bộ binh M2-A2 Bradley, 100 xe bọc thép chở quân M-113 và 50 xe chống mìn và chống phục kích. Lần đầu tiên, Ukraine sẽ nhận được pháo tự hành 155ly Paladin của Mỹ, với 18 khẩu đội, và 36 khẩu lựu pháo khác sẽ lên đường tới Kiev. Gói viện trợ quân sự mới cũng bao gồm 250.000 viên đạn 25 ly, 500 tên lửa chống tăng phóng từ ống, thiết bị nhìn đêm, súng trường tấn công, súng bắn tỉa, phụ tùng, thiết bị, v.v.
Nhưng vẫn có những vũ khí đáng lưu ý hơn, chẳng hạn như hai loại tên lửa chưa từng được cung cấp trước đây - Sea Sparrow và Zuni.
Ấn tượng nhất là việc Mỹ sẽ chuyển giao 4.000 tên lửa Zuni. Tên lửa này được thiết kế để phóng từ trên không. Điều này có nghĩa là các máy bay trực thăng MiG-29 hoặc Mi của Ukraine sẽ được trang bị nó.
Quá trình phát triển Zuni bắt đầu từ những năm 1950 và được Không quân Mỹ chấp thuận năm 1957. Tên lửa được thiết kế kiểu mô-đun để có thể sử dụng nhiều loại đầu đạn và ngòi nổ khác nhau. Ban đầu, với cả ngồi nổ tầm ngắn, Zuni được dự định sẽ là vũ khí "không đối không" nhưng sau đó cũng có khả năng "không đối đất".
Bốn bệ phóng khác nhau đã được thử nghiệm để bắn Zuni, nhưng bệ LAU-10/A bốn ống cuối cùng trở nên phổ biến nhất. Lần hoạt động chiến đấu đầu tiên của tên lửa Zuni là từ máy bay F-86F Sabre của Không quân Pakistan, diễn ra vào năm 1965 trong cuộc chiến tranh với Ấn Độ.
Có thể với việc chuyển giao tên lửa Zuni, Washington cố gắng bù đắp cho sự thiếu hụt các hệ thống phòng không phải đối phó với máy bay chiến đấu và máy bay không người lái của Nga. Một tên lửa không đối không Zuni gắn trên máy bay MiG của Ukraine có nghĩa là các máy bay chiến đấu còn lại của Lực lượng Không quân Ukraine có thể được đưa vào các trận không chiến với Mikoyan và Sukhoi của đối phương.
Tên lửa Zuni là một thiết kế từ cuối những năm 1950. Tuy nhiên, tên lửa này vẫn do chi nhánh MBDA (nhà sản xuất tên lửa đa quốc gia châu Âu) tại Mỹ sản xuất. Zuni là một tên lửa cỡ 5 inch và ban đầu được phát triển như một tên lửa không điều khiển, nhưng sau đó, một bản cập nhật mạnh mẽ của nó đã được dẫn đường bằng laser.
Zuni có thể được trang bị các loại đầu đạn khác nhau. Nó sở hữu động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và có tầm bắn ngắn 8km. Điều này khiến Zuni trở thành một tên lửa dành cho cận chiến trên không hoặc trong tầm nhìn.
Lầu Năm Góc hiện đang cung cấp 4.000 tên lửa Zuni cho Ukraine nhưng không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về cách sử dụng chúng. Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc điều chỉnh Zuni để tương thích với máy bay Ukraine khó khăn như thế nào, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Laura K. Cooper cho biết: "Tôi nghĩ rằng tôi tin tưởng các kỹ sư của chúng tôi và tôi hoàn toàn tin tưởng các kỹ sư Ukraine. Vì vậy, họ đã thực hiện thành công việc này. Và, bạn biết đấy, đó là điều có thể xảy ra."
Bà Cooper không nói rõ liệu 4.000 tên lửa chuyển giao cho Ukraine sẽ là tên lửa không dẫn đường hay tên lửa dẫn đường bằng laser. Các nhà phân tích quân sự cho rằng Mỹ sẽ gửi tên lửa dẫn đường bằng laser. Điều này sẽ rất có ý nghĩa khi các máy bay trực thăng MiG và Mi của Ukraine phải chống lại máy bay, máy bay không người lái và các mục tiêu trên mặt đất của Nga.
Quân đội Mỹ sử dụng tên lửa Zuni trên 4 loại máy bay khác nhau gồm AV-8B Harrier, F/A-18 Hornets, trực thăng AH-1 Cobra và máy bay săn ngầm P-3 Orion. Ukraine cũng có thể lắp tên lửa này trên trực thăng Mi của mình. Lần thử nghiệm trực tiếp cuối cùng của tên lửa này là vào năm 2010. Một năm trước đó, Zuni đã cho thấy độ chính xác khi bắn vào các mục tiêu đang di chuyển và đứng yên.
Nếu Ukraine quyết định sử dụng tên lửa Zuni từ MiG-29, họ sẽ cần đến bệ tên lửa LAU-10. Nếu tích hợp tên lửa lên trực thăng, Không quân Ukraine sẽ cần bệ phóng 28V.
Việc Zuni có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau cũng có lợi cho Ukraine. Xe tăng Nga càng bị đe dọa nếu Ukraine tích hợp đầu đạn ATAP/HEAT-FRAG. Đây là đầu đạn chống tăng, rất thích hợp cho trực thăng tấn công bay thấp. Về cơ bản, tên lửa Zuni thường được dùng để sát thương các phương tiện hạng nhẹ. Nhưng hiệu quả sẽ lớn hơn nhiều nếu tên lửa được phóng ở góc 0° hoặc 65°, và trang bị đầu đạn HEAT có độ xuyên từ 178 ly đến 457 ly.
Nếu Zuni sử dụng đầu đạn HE, tình hình đối với lực lượng vũ trang Nga sẽ càng trở nên phức tạp hơn. Điều này có nghĩa là nó có thể khoan 914 mm vào bê tông cốt thép và xuyên sâu 9,1 mét vào lòng đất - khiến các công sự của quân đội Nga cũng bị đe dọa nghiêm trọng trước sự phá hủy quy mô lớn.
Các quan chức Lầu Năm Góc hiện vẫn nói chung chung khá ngắn gọn về Zuni: họ ghi nhận việc sử dụng hiệu quả tên lửa HARM từ máy bay MiG-29 và tuyên bố rằng việc cung cấp Zuni cho Ukraine là một trong những "nỗ lực của Mỹ nhằm giúp phi đội máy bay hiện có hoạt động hiệu quả nhất có thể”. Bà Laura Cooper nói thêm rằng tên lửa có thể được bắn từ cả máy bay cánh cố định và cánh quay.
Từ năm 2006, chi nhánh của MBDA ở Bắc Mỹ đã phát triển một dự án chế tạo tên lửa Zuni dẫn đường bằng laser tương tự như Hệ thống Vũ khí Tiêu diệt Chính xác Tiên tiến (APKWS).
Mẫu vũ khí hiện đại hóa có phần dẫn hướng mới nằm gần phần trước của tên lửa. Vào năm 2009, mẫu phát triển mới đã vượt qua thành công các cuộc thử nghiệm bắn vào các mục tiêu cố định và di động, và vào năm 2010, nó đã trải qua lần phóng thử nghiệm đầu tiên với đầu đạn.