COVID-19 phơi bày một loạt điểm yếu có hệ thống ở Ấn Độ

Trong quãng thời gian Ấn Độ tiến tới mốc 1 triệu ca mắc COVID-19, một loạt điểm yếu của nước này đã bị dịch bệnh phơi bày.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ ngày 16/7. Ảnh: THX/TTXVN

Theo kênh CNN (Mỹ), nhiều ngày trước khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa toàn quốc vào ngày 1/6, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ tuyên bố số ca tử vong và ca mắc ở Ấn Độ thấp hơn nhiều lần so với tổng15 nước dịch bệnh nghiêm trọng nhất thế giới cộng lại.

Song chưa đầy 60 ngày sau, Ấn Độ đã vượt mốc 1 triệu ca bệnh ngày 17/7. Nước này giờ đứng thứ ba thế giới về số ca mắc, chỉ sau Mỹ và Brazil. Không làm phẳng được đường cong dịch bệnh, Ấn Độ đã khiến biểu đồ ca mắc đi lên theo phương gần như thẳng đứng.

Từ ngày 1/6, các ca mắc đã tăng nhanh chóng mặt, từ 8.100 lên trên 32.000 rồi tới 1 triệu ca, trong khi số ca tử vong tăng từ 5.600 lên 27.000. Người ta cho rằng số ca/1 triệu dân ở Ấn Độ tương đối thấp và tỷ lệ tử vong/1 triệu dân cũng thấp.

Điều này đúng, nhưng số ca mắc phụ thuộc vào mức độ xét nghiệm. Tỷ lệ xét nghiệm ở Ấn Độ hiện chỉ là 9.231 xét nghiệm/1 triệu dân, tức 9/1.000, trong khi Mỹ là 128/1.000.

Tỷ lệ tử vong thấp có thể một phần là do dân số Ấn Độ trẻ và do lỗ hổng trong khai tử. Theo số liệu gần đây của chính phủ, khoảng 1/5 số ca tử vong ở Ấn Độ không được đăng ký và chưa đầy 1/4 số ca tử vong được xác nhận về mặt y tế.

Chú thích ảnh
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: THX/TTXVN

Việc phong tỏa 1,35 tỷ dân cũng gặp nhiều khó khăn và là chủ đề gây tranh cãi. Phong tỏa đang ảnh hưởng tới kinh tế Ấn Độ. Trong tháng 6, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo GDP của Ấn Độ sẽ -4,5% trong năm 2020, còn cơ quan xếp hạng tín nhiệm ICRA dự báo kinh tế Ấn Độ giảm 9,5%. Việc phong tỏa cũng khiến hàng triệu người lao động mất việc làm.

Mặc dù phong tỏa giúp các chính quyền địa phương duy trì trật tự xã hội và tăng cường năng lực theo dõi người tiếp xúc cũng như quá trình điều trị, nhưng có thể thấy rõ Ấn Độ đang chật vật.

Ba bang giàu nhất là Maharashtra, Tamil Nadu và Delhi chiếm hơn một nửa số ca bệnh. Các trung tâm công nghiệp như Thane và Pune liên tục bị phong tỏa nhiều lần, cộng với tình trạng thiếu giường bệnh, cho thấy điều này có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào tại Ấn Độ.

Đã xảy ra nhiều bi kịch do hệ thống y tế yếu kém. Điển hình là vụ thai phụ 30 tuổi thiệt mạng sau khi bị 8 bệnh viện ở Delhi từ chối.

Đại dịch đã phơi bày tình trạng quản lý kém và lơ là suốt 7 thập kỷ qua. Bang Delhi cũng như Ấn Độ nói chung đã không thể cung cấp những thứ cơ bản nhất cho người dân như nước sạch, y tế, giáo dục, điện, an ninh.

Yếu kém trong hệ thống y tế Ấn Độ được thể hiện rõ năm 1857 trong một khảo sát của nhà tài trợ Florence Nightingale. Một thế kỷ rưỡi sau, Ấn Độ vẫn xếp cùng nhóm các nước thu nhập nhấp ở tiểu vùng Sahara về Chỉ số Chất lượng và Tiếp cận Y tế, xếp sau các nước láng giềng như Myanmar, Sri Lanka, Bhutan và Bangladesh.

Y tế phụ thuộc vào các khoản đầu tư dành cho bang. Nhiều chục năm qua, các ủy ban đã kêu gọi chi tiêu cho y tế tăng lên từ 4 đến 6% GPD, nhưng hiện nay, tỷ lệ chỉ chưa đầy 1%.

Chú thích ảnh
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện dã chiến ở New Delhi, Ấn Độ, ngày 5/7. Ảnh: THX/TTXVN

Chất lượng y tế cũng phụ thuộc vào các chính sách tác động tới cuộc sống liên quan tới chất lượng không khí và nước. Mặc dù các bác sĩ và quan chức y tế đều khuyên người dân rửa tay, nhưng năm 2019, cứ 5 hộ dân Ấn Độ thì mới có một hộ có nước máy, một hộ phải dùng nước giếng hoặc nguồn nước không đảm bảo mà 70% trong số các nguồn nước này bị ô nhiễm. Ấn Độ đứng thứ 120 trên 122 nước về chỉ số chất lượng nước. Bệnh viêm phổi và tiêu chảy cũng khiến trên 1,3 triệu trẻ Ấn Độ tử vong mỗi năm.

Ấn Độ cũng có chỉ số ước lượng tuổi thọ khi sinh thấp hơn các nước như Nepal, Bangladesh, Bhutan và Sri Lanka.  Các nghiên cứu cũng cho thấy chất lượng không khí kém khiến trên 1 triệu người chết mỗi năm.

Chú thích ảnh
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Guwahati, Ấn Độ, ngày 9/7. Ảnh: THX/TTXVN

Giáo dục cũng là một vấn đề lớn. Các trường công có hàng triệu học sinh tốt nghiệp trong thập kỷ qua mà không có kỹ năng đọc và làm toán cơ bản. Năm 2016, ông Tharman Shanmugaratnam, khi đó là Phó thủ tướng Singapore, đã nhận định trước khán giả là các nhà hoạch định chính sách Ấn Độ: “Trường học là khủng hoảng lớn nhất ở Ấn Độ hiện nay và đã kéo dài một thời gian. Trường học là khoảng cách lớn nhất giữa Ấn Độ và Đông Á”.

70 năm sau độc lập, Ấn Độ cuối cùng cũng đưa điện tới mọi làng xóm năm 2019. Dù vậy, chất lượng nguồn cung là một vấn đề. Ngoài Mumbai ra, không thành phố nào ở Ấn Độ có nguồn cung điện đầy đủ 24/7. Các hộ gia đình và doanh nghiệp khắp nước phải phụ thuộc vào máy đổi điện.

Về giáo dục, ngày càng nhiều người Ấn Độ chọn trường tư cho con cái học khi có gần 40% học sinh đăng ký học hệ thống giáo dục tư nhân.

Các vấn đề nói trên lộ rõ khi Ấn Độ chật vật với đại dịch COVID-19. Đất nước đông dân thứ hai thế giới này đã trở thành điểm nóng COVID-19 nghiêm trọng thứ ba toàn cầu.

Thùy Dương/Báo Tin tức
Ấn Độ ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 cao nhất
Ấn Độ ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 cao nhất

Bộ Y tế Ấn Độ sáng 19/7 thông báo, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 543 ca tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và .902 ca nhiễm mới, theo đó ghi nhận ngày có số ca nhiễm mới cao nhất kể từ dịch COVID-19 bùng phát tại nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN