Bình luận trên tờ Tin tức Arab (arabnews.com) mới đây, Daoud Kuttab, người từng là Giáo sư tại Đại học Princeton (Mỹ), đồng thời là nhà sáng lập và nguyên Giám đốc Viện Truyền thông Hiện đại tại Đại học Al-Quds ở Ramallah cho rằng, trong gần 50 ngày, Israel đã thể hiện sức mạnh quân sự và khả năng gây ra sự hủy diệt lớn ở Gaza. Nhưng bất chấp tất cả sức mạnh này, cho đến nay họ vẫn chưa đạt được mục tiêu đã đề ra: Không đè bẹp được Hamas và không thể đảm bảo việc thả tất cả các con tin.
Một số nhà bình luận Israel ngay từ ngày đầu cuộc xung đột đã nói rằng cuối cùng Tel Aviv sẽ phải đàm phán để thả con tin người Israel và sẽ phải thỏa hiệp để đổi lấy tự do cho họ. Các chiến lược gia Israel có lẽ đã đi đến kết luận tương tự. Thay vào đó, cuộc tấn công gây thương vong lớn ở Gaza cho thấy các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Israel quan tâm nhiều hơn đến việc gây tổn thất tối đa cho Hamas hơn là hoàn thành các mục tiêu mà ngay cả các đồng minh Mỹ của họ cũng cho rằng là không thể thực hiện được.
Việc Thủ tướng Benjamin Netanyahu phải đối mặt với các cuộc biểu tình ở Israel đòi ông từ chức và cáo buộc hình sự về tội tham nhũng đã, đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng chính đối với các quyết định chính trị của ông. Dường như điều duy nhất có thể cứu ông Netanyahu lúc này là một chiến thắng quân sự.
Nhưng trong những trường hợp bình thường, bất kỳ cuộc tấn công dữ dội nào như đã diễn ra nhằm vào Gaza có thể sẽ dẫn đến sự đầu hàng nhanh chóng. Nhưng người Palestine đã cho thấy trong hơn 7 thập kỷ qua rằng họ không phải là người dễ dàng đầu hàng. Kết quả là thế giới đã chứng kiến một sự thương vong lớn đi kèm với thảm họa nhân đạo trầm trọng.
Việc tạm dừng nhân đạo bắt đầu vào ngày 24/11 đã phơi bày một số sự thật phần lớn bị bỏ qua. Trong khi Israel tập trung giải thích (nhưng thực chất là tuyên truyền) vào các con tin dân sự bị Hamas bắt giữ, việc thả hàng chục phụ nữ và thiếu niên Palestine - hầu hết trong số họ đã bị giam giữ trong các nhà tù của Israel mà không bị truy tố, xét xử hoặc kết án - làm sáng tỏ khía cạnh mờ ám trong chính sách của Israel.
“Nền dân chủ duy nhất được ca ngợi ở Trung Đông" đã giam giữ vô thời hạn hàng trăm người Palestine, bao gồm cả trẻ em, dựa trên luật khẩn cấp hà khắc được ban hành dưới sự ủy trị của Anh ở Palestine năm 1945 và được đưa vào luật nội địa của Israel năm 1948.
Những luật này, cho phép giam giữ hành chính chỉ dựa trên sự nghi ngờ, đôi khi như một phần của chiến thuật gây áp lực, được thực hiện một cách "phi đạo đức và bất hợp pháp". Theo một khía cạnh nào đó, việc phơi bày những vấn đề này có thể góp phần nâng cao hiểu biết toàn cầu về các chính sách phân biệt đối xử của Israel mà các tổ chức nhân quyền quốc tế đã phàn nàn nhưng vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Lệnh ngừng bắn hiện tại cho phép cung cấp hàng cứu trợ nhân đạo, bao gồm thực phẩm, vật tư y tế và nhiên liệu để phát điện cho Dải Gaza, tất cả đều rất cần thiết trong 7 tuần bị Israel phong tỏa vừa qua. Nhưng có một vấn đề cần được xem xét ở đây: Trong khi phương Tây gần như thống nhất chỉ trích Nga liên quan đến thương vong dân sự trong cuộc xung đột ở Ukraine, việc Israel nhắm mục tiêu vào thường dân Palestine ở Gaza - những thương vong, từ chối cung cấp lương thực, các cuộc tấn công vào trường học, bệnh viện, trại tị nạn - thì họ chỉ có sự mập mờ mập mờ về “quyền tự vệ”.
Tóm lại, thành công của ngoại giao đã mang lại bước đột phá nhỏ về tạm dừng giao tranh vì nhân đạo, tạo cơ sở cho những những giai đoạn tạm dừng xung đột tiếp theo, nhưng điều cần thiết nhất đó là nỗ lực của cộng đồng quốc tế để đạt được một lệnh ngừng bắn lâu dài và bền vững.