Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (phải) tại phiên họp của Thượng viện ở Tokyo ngày 19/9.b Anhr: Reuters/ TTXVN |
Trong khi đó, tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe đang trong kỳ nghỉ đã vội vã quay về Tokyo để giải quyết tình hình. Bộ Quốc phòng Nhật Bản lúc đó đã điều động các máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ (SDF) tiến hành do thám vô tuyến nhằm chia sẻ thông tin với tình báo Mỹ. May mắn, vụ đấu pháo tại khu vực giới tuyến quân sự Bán đảo Triều Tiên đã không leo thang thành một vụ đụng độ quân sự.
Tuy nhiên, dù như vậy, Bình Nhưỡng đã nói rằng Triều Tiên có thể thử tên lựa đạn đạo tầm xa, có khả năng tấn công bất cứ mục tiêu nào trong lãnh thổ Nhật Bản vào dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng Lao động Triều Tiên ngày 10/10 tới. Như vậy, tình hình trên Bán đảo Triều Tiên rõ ràng là “một cuộc khủng hoảng tiềm tàng” và sẽ là nơi thử nghiệm mối quan hệ đồng minh chặt chẽ Mỹ - Nhật.
Định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật đã được điều chỉnh vào năm 1967 nhằm gia tăng khả năng phản ứng với khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên. Vào thời điểm đó, những quy định hạn chế ban hành trong Hiến pháp liên quan đến quyền phòng vệ tập thể đã trở thành một cản trở lớn cho việc sửa đổi. Theo cựu Chỉ huy Lực lượng hỗn hợp của SDF, Đô đốc Takashi Saito, trong cuộc thảo luận được tiến hành nhằm xem xét các lĩnh vực mà Nhật Bản có thể hợp tác với Mỹ, SDF đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc từ chối tham gia bất cứ hoạt động nào liên quan đến quyền này, ví dụ như hoạt động rà thủy lôi.
Tất cả những hạn chế đó sẽ bị dỡ bỏ sau khi luật an ninh mới được thông qua. Điều đó có nghĩa Nhật Bản có thể hợp tác với Mỹ thực thi quyền phòng vệ tập thể khi tình hình bị đánh giá là “đe dọa đến sự sống còn” với nguy cơ sẽ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với cuộc sống của công dân Nhật Bản. Trong tình huống đó, Nhật Bản không chỉ phá thủy lôi mà còn bảo vệ các tàu của Mỹ được trang bị hệ thống radar Aegis cũng như bảo vệ tàu vận tải Mỹ đưa công dân Nhật Bản sơ tán khỏi Bán đảo Triều Tiên.
Ngày 25/9, Chính phủ Nhật Bản quyết định ngày 30/9 sẽ ban hành hai đạo luật an ninh mới được Quốc hội thông qua để mở rộng các hoạt động của SDF ra nước ngoài.
Theo quyết định trên, Luật phát triển chế độ hòa bình và ổn định cùng với Luật hỗ trợ hòa bình quốc tế sẽ có hiệu lực trong vòng 6 tháng sau khi được ban hành. Hai đạo luật mới sẽ cho phép Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể hoặc sử dụng sức mạnh để hỗ trợ Mỹ và các nước đồng minh khác trong trường hợp bị tấn công vũ trang, ngay cả khi Nhật Bản không bị tấn công.
Các hoạt động hợp tác giữa Mỹ với Nhật Bản sẽ được thực thi như một “lực cản lớn” đối với Trung Quốc, quốc gia hiện đang đẩy nhanh tốc độ phát triển hệ thống tên lửa hành trình. Hồi tháng 6, tàu USS Chancellorville đã được triển khai đến Căn cứ Hải quân Yokosuka ở tỉnh Kanagawa. Tàu này trang bị hệ thống kiểm soát vũ khí từ xa trên không (NIFC-CA) có thể nhanh chóng truyền những thông tin do máy bay cảnh báo sớm cung cấp và có thể bắn hạ tên lửa ở khoảng cách xa hơn đường chân trời mà chưa được các radar Aegis phát hiện. Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã giới thiệu máy bay cảnh báo sớm E-2D và có kế hoạch lắp đặt hệ thống chia sẻ thông tin mới nhất có khả năng hỗ trợ NIFC-CA trên hai tàu có trang bị Aegis.
Trước khi luật an ninh mới được thông qua, ngày 13/9, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Masahiko Komura nhấn mạnh ý nghĩa của luật này: “Mỹ là một quốc gia của quan điểm công chúng. SDF ít nhất phải bảo vệ tàu của Mỹ được triển khai xung quanh Nhật Bản để bảo vệ chúng ta. Mặt khác, Chính phủ Mỹ không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình nếu dựa trên Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật kể cả khi nước này cố gắng làm như thế (do vấp phải phản ứng từ công chúng)”.