Mỹ cảnh báo nguy cơ 'Trân Châu Cảng trên mạng'

Trong bài phát biểu trước các giám đốc kinh doanh của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ tại thành phố New York cuối tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cảnh báo, các cuộc tấn công bằng virút máy tính vào hai công ty năng lượng ở Trung Đông cho thấy Mỹ và các nước đồng minh đang đối mặt với mối đe dọa tương tự các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 hay trận đánh bom Trân Châu Cảng năm 1941 của quân đội Nhật Bản.

 

Theo mạng "Báo cáo Tình báo Hàng ngày" (Mỹ) ngày 15/10, lời cảnh báo trên của Bộ trưởng Panetta được đưa ra sau khi mạng máy tính của công ty dầu lửa Aramco trực thuộc nhà nước Arập Xêút và công ty khí đốt tự nhiên Rasgas của Cata bị tấn công. Các quan chức ở hai nước này cho biết, đối phương đã sử dụng virút máy tính có tên Shamoon để tấn công và chúng đã nhanh chóng lây lan ra toàn bộ các hệ thống, xóa sạch các tài liệu và văn bản của 30.000 máy tính.


Bộ trưởng Panetta cho rằng, các cuộc tấn công này cho thấy mối đe dọa về không gian mạng ngày càng leo thang. Các cuộc tấn công kiểu đó có thể được ví như "Trân Châu Cảng trên mạng" - một cuộc tấn công có thể gây thiệt hại về vật chất, con người.


Ông Panetta cũng cho biết trước ngày 11/9/2011, Mỹ đã phát hiện nhiều dấu hiệu cảnh báo, song quân đội đã không được triển khai và không sẵn sàng chiến đấu. Hậu quả là Mỹ bị thiệt hại nặng nề vì mất cảnh giác. Vì vậy, Mỹ không thể để điều đó xảy ra lần nữa. Có thể nói hiện nay là một thời điểm "trước 11/9". Mặc dù ông Panetta không chỉ đích danh Iran trực tiếp thực hiện cuộc tấn công mạng nói trên, nhưng cảnh báo chính quyền Têhêran đã nỗ lực sử dụng không gian mạng để giành lợi thế.


Ông James Lewis, một chuyên gia an ninh mạng của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ, cho rằng bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng gần như là lời cảnh báo rõ ràng gửi tới Iran. Dư luận có thể hiểu rằng hiện nay Mỹ đang thu thập các chứng cớ nhằm biện minh cho một cuộc chiến tranh chống Iran.


Cho dù các cuộc tranh luận trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ hiện nay của các ứng cử viên Dân chủ và Cộng hòa không nhắc đến cuộc xâm lược mới của Mỹ tại Trung Đông, mà chỉ kêu gọi Mỹ và đồng minh thắt chặt trừng phạt kinh tế chống Iran, nhưng bài phát biểu của ông Panetta cho thấy chính quyền Dân chủ hiện nay, hoặc khả năng một chính quyền của đảng Cộng hòa sắp tới, luôn cam kết thúc đẩy các lợi ích chiến lược của Mỹ thông qua những hành động khiêu khích quân sự và chiến tranh liên tục. Thực tế là cho dù Iran có thể phát động một cuộc tấn công mạng nào đi nữa, các cuộc tấn công đó cũng không thể sánh được với chiến dịch phối hợp chiến tranh mạng và các cuộc tấn công bạo lực do Mỹ và đồng minh Ixraen phát động chống chính phủ, quân đội, các tổ chức và nhân viên khoa học của Iran.


Những năm gần đây, cơ quan tình báo Mỹ và Ixraen đã phát động nhiều cuộc tấn công khủng bố chống Iran, trong đó có nhiều vụ đánh bom trong các căn cứ quân sự và ám sát một số nhà khoa học hạt nhân của Iran. Gần đây, tờ Thời báo New York cho biết, chính quyền Obama đang đẩy mạnh một chương trình chiến tranh mạng chủ yếu chống Iran dưới mật danh "Chiến dịch Olympic”. Đây là một chương trình tối mật do chính quyền Bush khởi xướng nhằm phát tán các loại virút để cản trở hoặc phá hủy các hệ thống máy tính tại các cơ sở nghiên cứu hạt nhân của Iran. Thực tế Mỹ là nước sử dụng chiến tranh mạng "tích cực" nhất thế giới. Ông Panetta tuyên bố trước hội nghị rằng, Lầu Năm Góc đang đầu tư khoảng 3 tỷ USD mỗi năm cho cuộc chiến tranh mạng, bao gồm cả phát triển một bộ chỉ huy trung tâm mạng mới.



Hữu Trung

Nguy cơ xảy ra chiến tranh lớn tại Trung Đông
Nguy cơ xảy ra chiến tranh lớn tại Trung Đông

Mạng tin "Oil price" ngày 11/10 cho rằng, mọi thành tố của một cuộc xung đột khu vực lớn hơn đang dần xuất hiện tại Trung Đông, khi ngày "định mệnh" - ngày bầu cử tổng thống Mỹ 6/11 - đang tới gần.

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN