Sức mạnh và tham vọng châu Á của Hải quân Iran

Iran có một lịch sử lâu dài trong việc trao đổi thương mại với châu Á thông qua tuyến đường biển. Cho đến nay, sự hiện diện ngày càng nhiều các gia đình giàu có và có ảnh hưởng người gốc Iran ở một số nước châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Thái Lan, là một bằng chứng về tham vọng hàng hải của Iran trong khu vực này.

Chính sách đối ngoại gần đây của Tehran chủ yếu là nhằm chống lại sự cô lập từ các biện pháp trừng phạt quốc tế bằng cách ưu tiên quan hệ chính thức với một số các quốc gia thân thiện, và chứng minh rằng Iran vẫn giữ được sự tin cậy tầm quốc tế. Do đó, với mong muốn thể hiện sức mạnh biển xanh, trong 7 năm qua lực lượng hải quân ngoài khơi Iran (IRIN) đã thực hiện khoảng 30 đợt triển khai đầy tham vọng ở nước ngoài.

Nhiệm vụ của IRIN là hiện diện vững chắc ở các vùng biển xa với biên chế một lượng lớn các tàu tấn công nhanh, được trang bị ngư lôi và tên lửa. Vùng biển gần (ven biển) của nước này thuộc trách nhiệm của Lực lượng bảo vệ bờ biển Iran (IRGCN).

Tàu chiến Iran thực hành bắn tên lửa. Ảnh: PressTV


Trong nhiều năm trước, các nhà lãnh đạo tại Tehran ủng hộ IRGCN và xem IRIN là một lực lượng thứ yếu, do đó nó được trang bị rất hạn chế. Nhưng giờ đây, một sự thay đổi về chính sách đã cho phép IRIN nổi lên như một "ngôi sao trên bầu trời chính trị" Iran với sự đầu tư nguồn lực tài chính lớn trong thời gian gần đây.

Các tàu khu trục nhỏ do phương Tây chế tạo, tàu hộ tống và tàu tấn công nhanh cùng với các tàu ngầm điện –diesel lớp Kilo do Nga chế tạo thế hệ cũ của IRIN đã được nâng cấp một cách đáng kể. Ngoài ra, một chương trình tự chế tạo tàu nổi và tàu ngầm của Iran cũng đang được tiến hành. Theo chương trình này, một tàu khu trục nhỏ lớp Moudge, Jamaran, đã hoàn thành vào năm 2010. Được trang bị cả tên lửa phòng không và tên lửa hành trình chống tàu, tàu chiến này là rất tích cực hoạt động ở cả xung quanh vùng biển và ngoài khơi Iran. Ít nhất hai tàu thuộc lớp này đang được Iran tự chế tạo cùng với một số loại tàu ngầm cỡ nhỏ và vừa.

Các tàu chiến của IRIN đang ngày càng được trang bị các loại vũ khí hiện đại. Mặc dù không tốt bằng các tàu chiến mới nhất của một số nước như Mỹ và Nga, nhưng chúng là một lực lượng mạnh trong khu vực, không chỉ được trang bị tốt hơn mà còn có thời gian trên biển nhiều hơn so với các nước láng giềng.

3 đặc điểm quan trọng nhất của các tàu chiến của IRIN là rộng, vũ trang tốt và có khả năng bổ sung hạm đội bằng máy bay trực thăng. Đây là những nhân tố cho phép chúng triển khai các hoạt động ở nước ngoài.

Từ năm 2008, IRIN đã huấn luyện, triển khai lực lượng thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng và các nhiệm vụ chống cướp biển ở vùng biển Trung Đông cũng như ở ngoài khơi Somalia.

Một sĩ quan hải quân cấp cao của Mỹ đã nhận xét tốt về các hoạt động chuyên nghiệp và lịch sự mà lực lượng của IRIN đã thực hiện thông qua các hoạt động trên.

Như vậy, giờ đây, Tehran đã có thể mở rộng tầm hoạt động cho lực lượng hải quân của mình, đặc biệt hướng về vùng biển châu Á.

Trong khi các nước phương Tây tăng cường các biện pháp trừng phạt Iran với cáo buộc nước này đang tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân, thì ở châu Á có rất ít quốc gia áp dụng biện pháp trừng phạt chống lại Tehran. Ví dụ, ở Hong Kong (Trung Quốc), ngày Quốc khánh Iran vẫn được tổ chức một cách long trọng. Điều quan trọng là các quốc gia châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, vẫn đang là khách hàng lớn nhập khẩu dầu thô của Iran.

Kể từ khi các biện pháp trừng phạt được nới lỏng vào cuối năm ngoái, doanh số bán dầu thô của Iran tới châu Á đã bùng nổ. Một số lĩnh vực như giao lưu văn hóa và ngoại giao giữa các nước này với Iran tiếp tục diễn ra song song với  hoạt động thương mại này.

Tàu chiến và trực thăng Iran cơ động tại eo biển Hormuz. Ảnh: Guardian


Trong khi đó, Iran cũng đang chứng tỏ rằng IRIN như là đội tiên phong trong những nỗ lực của nước này để duy trì an ninh hàng hải quốc tế, bao gồm cả vùng biển châu Á. Ví dụ, trong một bài phát biểu năm 2013, Tư lệnh của IRIN, Đô đốc Habibollah Sayyari đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vùng biển phía bắc Ấn Độ Dương và vùng biển Đông Nam Á đối với Iran vì lưu lượng tàu thương mại qua eo biển Hormuz, Bab el- Mandeb và Malacca là rất lớn. Ông cũng thông báo rằng hai tàu của IRIN đã triển khai tới các cảng Zhangjiagang của Trung Quốc.


Sự xuất hiện của tàu chiến IRIN tại cảng của Trung Quốc có ý nghĩa trên nhiều mặt trận. Đầu tiên, Zhangjiagang là một cảng hải quân lớn và là căn cứ của Hạm đội Nam Hải (Trung Quốc). Thứ hai, đó là một điểm nút trung chuyển dầu mỏ quan trọng của Trung Quốc. Cuối cùng, điểm dừng chân này dẫn đến sự suy đoán của một số chuyên gia quân sự rằng các tàu chiến của Iran trên có thể sẽ tới thăm CHDCND Triều Tiên, mặc dù không có báo cáo rằng điều này đã xảy ra trong thực tế.

Mới đây một chiếc tàu ngầm của Iran cũng đã cập cảng Ấn Độ để mở ra cơ hội hợp tác mới giữa hải quân 2 nước. Trong khi chiếc tàu ngầm trên cập cảng Mumbai (Ấn Độ), thì Sayyari một chỉ huy của IRIN, cũng đã được mời đến dự một hội nghị chuyên đề an ninh hàng hải quốc tế ở Jakarta (Indonesia). Trong hội nghị này, hải quân Iran cũng đã đạt được một thỏa thuận hợp tác với hải quân Indonesia và lực lượng phòng vệ bờ biển của Nhật Bản trong tương lai.

Ở vùng biển gần hơn, IRIN đang có kế hoạch tăng sự hiện diện của mình ở biển Caspian sau khi phát hiện một mỏ dầu mới năm 2012 ở vùng biển mà Iran tuyên bố chủ quyền.

Tàu khu trục nhỏ lớp Moudge, Damavand đang trong giai đoạn chế tạo tại Bandar-e Anzali ở biển Caspian. IRIN cũng được cho là đang có ý định triển khai tàu ngầm cỡ nhỏ ra các vùng biển này.

Sự hiện diện hiện của các tàu chiến Iran ở vùng biển châu Á dường như thường ít gây tranh cãi hơn và không gây ra lo ngại. Nói chung các chính phủ châu Á cho rằng sự hiện diện của tàu chiến nước ngoài góp phần ổn định cho một khu vực có tầm quan trọng cả về thương mại hàng hải quốc tế và các cuộc xung đột trên biển đang nổi lên như châu Á-Thái Bình Dương.


CT
(Diplomat)

Mỹ nghi Iran đóng 'nhái' tàu sân bay lớp Nimitz
Mỹ nghi Iran đóng 'nhái' tàu sân bay lớp Nimitz

Giới chức quân sự Mỹ nhận định Iran đang chế tạo một hàng không mẫu hạm bắt chước theo đúng mô hình của Mỹ nhằm mục đích phục vụ cho chiến tranh tâm lý hơn là đưa vào sử dụng trên thực tế.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN