Thách thức của NATO thời hậu Obama

"Hội đồng Đại Tây Dương" - một cơ quan nghiên cứu của Mỹ - vừa đăng bài phân tích của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel về những thách thức của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thời hậu Obama.

NATO đang lên kế hoạch triển khai 2 tiểu đoàn của Mỹ, cùng với Đức và Anh tại Ba Lan và các nước vùng Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithuania. Mỗi tiểu đoàn có khoảng 1.000 binh sỹ. Cùng với việc Mỹ khai trương căn cứ tên lửa tại Romania vào ngày 11/5 vừa qua, các lực lượng NATO với phần lớn là binh sỹ Mỹ cũng tham gia các cuộc tập trận quân sự quy mô tại Ba Lan trong mùa xuân năm nay. Trước đó, trong nỗ lực nhằm đảm bảo an ninh cho các đồng minh NATO ở Đông Âu, chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố hồi tháng 2/2016 rằng Mỹ dự định tăng gấp 4 lần lực lượng quân đội ở châu Âu. Tất cả những động thái này đã kích động phản ứng quyết liệt từ Nga. Nga tuyên bố sẽ triển khai thêm 3 sư đoàn với khoảng 10.000 quân tại sườn phía Đông và phía Tây của Nga vào cuối năm nay.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Thủ tướng Romania Dacian Ciolos tại lễ kích hoạt hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis Ashore ở căn cứ Deveselu, Romania ngày 12/5. Ảnh:EPA/TTXVN

Ông Hagel cảnh báo rằng Mỹ có thể tự đẩy mình vào một cuộc Chiến tranh Lạnh khác một cách rất nhanh chóng với Nga. Người Mỹ đang đặt ra câu hỏi về những đóng góp của châu Âu và lợi ích của Mỹ khi có mạng lưới đồng minh toàn cầu. Tất cả các thành viên NATO đều cần phải có “thứ gì đó đặt lên bàn”. Nếu một quốc gia nghĩ rằng an ninh là ưu tiên cao nhất thì họ nên sẵn sàng đóng góp, trong khi chỉ có 5 trong số 28 thành viên NATO đáp ứng mục tiêu dành 2% GDP cho ngân sách quốc phòng. Do đó, ông Hagel cho rằng NATO cần phải rất thận trọng trong triển khai 4 tiểu đoàn nói trên, việc này hết sức nhạy cảm và nó khiến tất cả rơi vào tình trạng mà không ai muốn. Yêu cầu đầu tiên đối với Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới là phải ngồi đàm phán cùng Tổng thống Nga Vladimir Putin. Điều này có thể khó chịu nhưng ông Putin muốn giải quyết các vấn đề giữa các lãnh đạo với nhau. Cho đến khi đối thoại giữa các lãnh đạo bắt đầu, Nga sẽ phản ứng với việc xây dựng lực lượng quân sự của NATO ở sườn phía Đông bằng việc triển khai thêm các tiểu đoàn, các hoạt động diễn tập quân sự, tàu chiến và các phương tiện chứa vũ khí.

Đối với vấn đề Syria, ông Hagel cho rằng tổng thống Mỹ nhiệm kỳ tới không nên để NATO dính líu đến Syria. Ông Hagel viết: “NATO cần phải thận trọng, không nên quá liều lĩnh. Vấn đề này là ở Trung Đông, nó sẽ không thể được quyết định bởi NATO cũng như không thể được giải quyết bằng quân sự”. Ông Hagel cho rằng giải pháp cần thiết là từ những người dân trong khu vực. Theo ông, “điều cuối cùng chúng ta muốn làm đó là áp đặt ý chí của phương Tây, thể chế của phương Tây và tôi nghĩ chúng ta đã có bài học từ Iraq. Điều này sẽ không có tác dụng”.

Đối với vấn đề Ukraine, khi còn trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Hagel đã ủng hộ giúp đỡ người dân Ukraine. Ông cho rằng năng lực quân sự của Ukraine không thể tiếp nhận những vũ khí phức tạp nên chính quyền ông Obama cuối cùng đã quyết định chỉ cung cấp các thiết bị phòng thủ. Theo ông Hagel, thay vì tập trung cung cấp vũ khí cho Ukraine, Mỹ nên tập trung vào việc làm thế nào để xây dựng sự ổn định tại Đông Âu.

Liên quan vấn đề Anh có thể rời bỏ Liên minh châu Âu (EU), ngoài những thách thức từ Nga và từ những dòng người nhập cư chạy trốn khỏi khu vực chiến tranh, NATO phải đối mặt với những thách thức nội bộ. Anh sẽ tiến hành cuộc thăm dò dân ý vào ngày 23/6 tới đây để quyết định xem có nên ở lại EU hay không. Việc Anh rời bỏ EU sẽ khiến châu Âu cũng như NATO suy yếu, Nga sẽ tận dụng điểm yếu này. Trong một bức thư gửi tờ "The Daily Telegraph", 5 cựu Tổng Thư ký NATO cho rằng việc Anh từ bỏ EU sẽ dẫn đến làm mất vai trò của Anh, khiến NATO suy yếu và làm lợi cho kẻ thù của họ.

TTK
NATO thừa nhận điểm yếu khi đối phó với Nga
NATO thừa nhận điểm yếu khi đối phó với Nga

Tờ Financial Times dẫn nguồn tin cấp cao NATO cho biết liên minh quân sự này sẽ không thể triển khai lực lượng phản ứng nhanh của họ ở Đông Âu trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột với Nga.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN