Trong đó, đường bộ xảy ra 51 vụ, làm chết người, bị thương 48 người. Đường sắt xảy ra 1 vụ, làm chết 1 người. Như vậy, tính chung trong 5 ngày Tết (từ ngày 29 đến mùng 4 Tết), toàn quốc đã 213 vụ tai nạn, cướp đi sinh mạng của 140 người và làm bị thương 211 người.
Ngày 11/2, lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ và cảnh sát đường thủy toàn quốc đã kiểm tra, xử lý trên 2.100 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, tạm giữ 57 xe ô tô, 250 xe môtô, tước 274 giấy phép lái xe.
Bệnh nhân bị tai nạn giao thông điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Vân Linh. |
Trong ngày, số cuộc gọi và tin nhắn được tiếp nhận qua đường dây nóng của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tăng lên so với 4 ngày trước với trên 30 cuộc gọi và tin nhắn của người dân phản ánh về tình trạng tự ý tăng giá vé, nhồi nhét khách và tình hình trật tự an toàn giao thông tại một số khu vực như tuyến xe khách Bến xe Nước Ngầm (Hà Nội) - Con Cuông (Nghệ An) của nhà xe Hải Bình, xe tuyến Gia Lai- Nha Trang thường xuyên nhồi nhét khách; giá vé bến đò tại tỉnh Nam Định tăng giá; việc hoãn chuyến bay Đà Nẵng- Hà Nội không báo trước của hãng máy bay Vietjet Air… Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã yêu cầu các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý triệt để nội dung các thông tin được phản ánh.
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kiến nghị trong những ngày cuối của dịp nghỉ Tết nguyên đán Bính Thân, mật độ người tham gia giao thông tiếp tục đổ về các đền chùa để du xuân, cầu may tăng cao, nhiều người bắt đầu trở về các thành phố lớn để làm việc.
Lực lượng cảnh sát giao thông cần tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông, có phương án tổ chức giao thông hợp lý tại các cửa ngõ ra vào Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hạn chế triệt để tình trạng lộn xộn, ùn tắc giao thông. Các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc Công điện số 04/CĐ-UBATGTQG của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia.