Trả lời:
Căn cứ Điều 7 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA quy định sử dụng Chứng minh nhân dân như sau:
"1. Công dân được sử dụng Chứng minh nhân dân của mình làm chứng nhận nhân thân và phải mang theo khi đi lại, giao dịch; xuất trình khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra, kiểm soát. Số Chứng minh nhân dân được dùng để ghi vào một số loại giấy tờ khác của công dân.
2. Nghiêm cấm việc làm giả, tẩy xóa, sửa chữa, cho thuê, cho mượn, thế chấp... Chứng minh nhân dân."
Cùng với đó, tại điểm a) Khoản 2 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân như sau:"
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
b) Tẩy xóa, sửa chữa CMND;
c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn CMND để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật".
Như vậy việc bạn cho bạn mượn CMND là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, việc bạn của bạn tự ý dùng CMND của bạn để mua hàng trả góp mà không trả nợ đúng hạn thì bạn có thể nhờ đến cơ quan chức năng xem xét dựa trên giấy tờ mua bán. Việc mua điện thoại trả góp là hợp đồng mượn tài sản quy định tại Điều 512 bộ Luật dân sự 2005. Trong thời gian mua trả góp người bạn đó đã trốn tránh nghĩa vụ và bỏ trốn thì hành vi đó thuộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015. Nếu như bạn có hợp đồng vay mượn với bạn (về việc mượn giấy tờ để mua hàng trả góp) chứng minh được người bạn đó đã có hành vi mượn bằng hợp đồng để nhằm mục đích gian dối thì bạn không phải chịu trách nhiệm.