Trong chiến công chung của lực lượng Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam vừa trấn áp, bắt giữ toán cướp biển trên tàu ZAFIRAH, có công đóng góp lớn của ba sĩ quan họ "Lê", đó là: Đại tá Lê Xuân Thanh, Chỉ huy trưởng Vùng CSB 3; Thượng úy Lê Hải Trường, Thuyền trưởng Tàu CSB-4031; Thượng úy Lê Tiến Trinh, Thuyền phó Tàu CSB-4034.
Trong cuộc truy tìm, bắt giữ 11 tên cướp biển trên tàu ZAFIRAH vừa qua, trên cương vị chức trách được giao, cả ba sĩ quan họ "Lê" đều giữ vai trò hết sức quan trọng. Đại tá Lê Xuân Thanh là người chỉ huy lực lượng Vùng CSB 3 tổ chức lùng sục, vây ráp, tấn công, bắt giữ cướp biển. Quán triệt kỹ tinh thần chỉ đạo củatrên, bằng sự nhạy cảm, khôn khéo và quyết đoán, anh đã ra những quyết định quan trọng khi tấn công, bắt giữ bọn cướp. Một trong những mệnh lệnh quan trọng nhất, mang tính bước ngoặt, có ý nghĩa quyết định đến thành công của cuộc trấn áp cướp biển là hạ lệnh cho các cán bộ, chiến sĩ bắncảnh cáovào ca-bin tàu ZAFIRAH, buộc bọn cướp đầu hàng không điều kiện.
Toàn bộ các đối tượng bị khống chế. Ảnh: CTV |
Còn Thượng úy Lê Hải Trường và cán bộ, chiến sĩ Tàu CSB-4031 là những người đầu tiên phát hiện mục tiêu khi con tàu nghi vấn đang hành trình vào vùng biển Việt Nam. Sau khi quan sát bằng thiết bị nhìn hiện đại, Trường phát hiện màu sắc mạn tàu và phiên hiệu, lô-gô tàu vừa được sơn, kẻ còn rất mới, nét chữ nhìn hơi nhòe nên đã báo cáo cấp trên, phát tín hiệu yêu cầu tàu nghi vấn thả neo. “Với những thông tin nhận dạng tàu do trên cung cấp và những đặc điểm nghi vấn ấy, chúng tôi phán đoán khả năng 99,9% đây chính là con tàu ZAFIRAH đã bị bọn cướp “hoán cải” hòng qua mặt lực lượng CSB”- Thượng úy Trường kể lại.
Nhưng đóng góp quan trọng nhất của Thượng úy Lê Hải Trường đối với chiến công chung này chính là ở vai trò thông dịch viên. Là người rất giỏi ngoại ngữ (nói thành thạo tiếng Anh và tiếng Pháp), anh đã đảm nhiệm toàn bộ công việc truyền thông điệp, mệnh lệnh của CSB Việt Nam bằng tiếng Anh lên kênh 16-VHF kết hợp với loa phóng thanh để kêu gọi, thuyết phục bọn cướp đầu hàng. Trong toán cướp có một số tên biết tiếng Anh nên Lê Hải Trường đã đối thoại trực tiếp nhiều giờ liền với chúng qua kênh 16. Khi Lê Hải Trường thông tin 9 ngư dân bị bọn cướp đẩy xuống biển đã được ngư dân và cơ quan chức năng Việt Nam cứu sống, bảo đảm an toàn, nếu bọn cướp không chấp nhận đầu hàng để được hưởng khoan hồng, tất cả sẽ bị tiêu diệt, toán cướp đã hết sức hoảng sợ. Kết hợp với những loạt đạn đanh thép bắn vỡ cửa kính ca-bin tàu ZAFIRAH, sự kiên trì thuyết phục của Lê Hải Trường đã gópphần không nhỏkhiến bọn cướp hoàn toàn suy sụp về tinh thần, mất khả năng kháng cự và chấp nhận đầu hàng.
Khi lực lượng CSB Việt Nam hạ xuồng cao su, kết hợp biên đội tàu hình thành thế bao vây tàu của cướp biển, Thượng úy Lê Tiến Trinh là người đầu tiên điều khiển xuồng cao su cặp hông tàu ZAFIRAH, nhảy lên boong tàu khống chế, bắt gọn một tên cướp biển.Thành tích của basĩ quanhọ "Lê" ở Vùng CSB 3 được lãnh đạo, chỉ huy Cục CSB và anh em đồng đội đánh giá cao. Tại hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm phá án tổ chức ngày 27-11, Đảng ủy, chỉ huy Cục CSB Việt Nam đã đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen cho Thượng úy Lê Hải Trường.
Theo Quân đội nhân dân