Tái diễn tình trạng trộm cát lấy quặng ti tan

Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ (Bình Định) ông Ngô Hải, cho biết: Hiện nay, mỗi ngày vẫn có khoảng 30 – 40 người dân dùng ghe thuyền vượt dầm Đề Gi sang vùng Bãi Đăng thuộc thôn Vĩnh Lợi 3, xã Mỹ Thành để khai thác trộm cát bán cho các đầu nậu.

Có tình trạng này là vì lẫn trong cát biển ở vùng Bãi Đăng có rất nhiều quặng ti tan thô. Đối tượng vi phạm chủ yếu là nhiều người dân xã Cát Khánh (huyện Phù Cát) đi ghe vượt qua đầm Đề Gi trong khi xã, huyện thiếu lực lượng ngăn chặn. Sau khi trộm cát, các đối tượng sẽ bán lại số cát này cho đầu nậu để đãi lấy quặng ti tan thô. Việc khai thác cát trộm diễn ra từ đầu năm đến nay, rất khó ngăn chặn.



Khai thác titan trái phép ở xã Cát Thành, huyện Phù Cát. Ảnh: baobinhdinh.com.vn



Vùng Bãi Đăng có trữ lượng ti tan lớn , đã được UBND tỉnh Bình Định cấm mọi hoạt động khai thác trái phép . Trong năm 2011, tình trạng trộm cát cũng đã diễn ra, nhưng nhờ sự hỗ trợ của lực lượng Bộ Chỉ huy Biên phòng về đóng chốt, nạn trộm ti tan tạm lắng xuống. Tuy nhiên, sau khi lực lượng chức năng rút đi thì tình trạng này lại tái diễn và hiện đang phổ biến.

Ly Kha

Khai thác cát trái phép nghiêm trọng ở Thái Bình
Khai thác cát trái phép nghiêm trọng ở Thái Bình

Thái Bình có 4 con sông chính chảy qua gồm: sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc và sông Hóa. Hàng ngày trên các tuyến sông này thường xuyên có hàng chục tàu thuyền khai thác cát trái phép.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN