Uống 2 chén bị phạt 7 triệu đồng - ‘đòn thức tỉnh’ với người tham gia giao thông

Từ chiều 2/1, trên các trang mạng xã hội cá nhân đã có rất nhiều ý kiến chia sẻ việc ra quân của lực lượng cảnh sát giao thông để xử lý các trường hợp vi phạm nồng độ cồn, điển hình là ông N.V.Duyên ở Gia Lâm, Hà Nội đã bị phạt 7 triệu đồng và tước giấy phép lái xe mô tô gần 2 năm chỉ vì uống 2 chén rượu.

Trao đổi với phóng viên báo Tin tức tối 2/1, luật sư Đỗ Minh Hiển - Văn phòng luật sư JVN cho rằng: Nâng cao mức phạt theo quy định mới là một trong những giải pháp để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân. Quy định cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là rất cần thiết, đã được quy định trong Luật Phòng chống tác hại rượu bia đã được Quốc hội thông qua. Đây là bước tiến quan trọng; đồng thời cũng là căn cứ pháp lý nhằm ngăn chặn vấn nạn sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông

Theo luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội), việc xử phạt nặng đã có tác động rất lớn trong đời sống xã hội. Chế tài xử lý nghiêm này đã đánh vào túi tiền của "ma men" vi phạm giao thông. Lực lượng CSGT cần thường xuyên tuần tra kiểm soát, kết hợp xử lý các lỗi vi phạm với kiểm tra nồng độ cồn, ma túy để ngăn ngừa các nguy cơ gây tai nạn giao thông trên đường. Thậm chí có thể “hóa trang” giám sát chặt các nhà hàng, quán bia mà thấy lái xe có dấu hiệu sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện...

Chú thích ảnh
Cảnh sát giao thông lập biên bản người vi phạm sử dụng bia rượu khi lái xe.

 

Việc đồng loạt ra quân của cảnh sát giao thông (CSGT) trên toàn quốc nhằm xử lý vi phạm giao thông được thực hiện theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và Nghị định mới số 100/2019/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Theo đó, các lỗi vi phạm giao thông đường bộ như: Nồng độ cồn vượt mức cho phép, sử dụng ma tuý, đi không đúng phần đường, đi ngược chiều của đường một chiều hoặc trên đường có biển cấm, không chấp hành hiệu lệnh, chuyển hướng không đúng quy định, vi phạm quy định về tốc độ, vượt xe không đúng quy định…sẽ bị tăng mức phạt tiền gấp nhiều lần so với trước đây. Cụ thể: Đối với hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn, mức xử phạt cao nhất đối với người điều khiển xe ôtô từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; đối với người điều khiển xe môtô từ 6 - 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng; người điều khiển xe đạp, xe thô sơ từ 400.000 - 600.000 đồng.

Minh Phương/Báo tin tức
Nhiều trường hợp vẫn 'phớt lờ' quy định đã uống rượu bia, không lái xe
Nhiều trường hợp vẫn 'phớt lờ' quy định đã uống rượu bia, không lái xe

Lực lượng CSGT Công an TP Hà Nội ngày 2/1 đã đồng loạt triển khai xử lý vi phạm giao thông theo luật Phòng, chống tác hại của rượu bia và nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN