10 tên lửa không đối không hiệu quả nhất thế giới-Kỳ cuối

Những tên lửa không đối không tiên tiến (AAM) như Meteor, IRIS-T và AIM-9X Sidewinder đang trở thành những vũ khí quan trọng trong một kịch bản không chiến.

AIM-120

Tên lửa không đối không tầm trung AIM-120, được phát triển bởi công ty quốc phòng Raytheon của Mỹ, đã chứng minh khả năng chiến đấu của mình khi tham chiến tại các chiến trường ở Iraq, Bosnia và Kosovo. Khả năng bắn đa năng, sống sót trước các biện pháp đối phó của đối phương và động cơ tên lửa nhiên liệu rắn cho phép AIM-120 được xếp vào một trong những tên lửa đối không tốt nhất thế giới hiện nay.

Tên lửa AIM-120 (trên cùng).


Tên lửa này nặng 157kg, hiện đang có trong trang bị của quân đội 36 nước. Kiểu mới nhất AIM-120C5 có đầu đạn cải tiến, động cơ tên lửa tầm bắn xa hơn, cánh ngắn và cánh đuôi ổn định phù hợp cho việc vận chuyển bên trong máy bay. Hiện không quân Mỹ đang tiến hành cải thiện hệ thống điều khiển và nâng cấp AIM-120C5 theo các nội dung: Kéo dài động cơ tên lửa, cải tiến đường truyền dữ liệu và có khả năng ngắm ngoài trục cao hơn.

AIM-120 có thể được tích hợp trên máy bay chiến đấu F-22, Eurofighter Typhoon, F-15, F-16, F/A-18, F-35 JSF, Sea Harrier, Tornado, Harrier II Plus, JAS-39 Gripen, và hệ thống tên lửa đối không tiên tiến của Na Uy (NASAMS). Nó cũng có đầu đạn nổ với độ phân mảnh cao.

R-73E/R-73EL

R-73E/R-73EL (mã NATO: AA-11 Archer) là tên lửa không đối không tầm ngắn được phát triển bởi Văn phòng Thiết kế Xây dựng Thiết bị "Vympel" của Nga. Tên lửa này có thể đánh chặn máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tấn công và máy bay vận tải quân sự.

R-73E/R-73EL có thể được trang bị cho các loại máy bay chiến đấu MiG hoặc Sukhoi và các máy bay tấn công khác cũng như trực thăng. Tên lửa “bắn và quên” này được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại để tấn công các mục tiêu từ mọi hướng, trong môi trường phức tạp, khi có sự đối kháng tích cực của đối phương.

Tên lửa R-73E.


R-73 được phát triển thay thế cho tên lửa tầm ngắn Molniya R-60 (AA-8 'Aphid') sử dụng trên các máy bay chiến đấu của Liên Xô trước đây này. Công việc bắt đầu vào năm 1973, và tên lửa được trang bị trong quân đội Liên Xô năm 1985.

R-73 là một tên lửa dẫn đường hồng ngoại nhạy cảm (tìm kiếm mục tiêu tỏa nhiệt), thiết bị cảm ứng có thể "nhìn" thấy mục tiêu lên đến góc 60°. Nó có thể hiển thị lên trên màn hình gắn trên mũ của phi công (HMS), cho phép phi công điều khiển tên lửa đến mục tiêu. Tầm bay tối thiểu là 300 km, ở độ cao có thể lên tới 30 km.

R-73 là một tên lửa có khả năng hoạt động ở phạm vi rộng, được tin tưởng hơn loại tên lửa cao cấp AIM-9M Sidewinder của Mỹ, chính điều này đã thúc đẩy sự ra đời của một loạt các loại tên lửa đối kháng khác như AIM-132 ASRAAM, IRIS-T, MBDA MICA, Python-4 và các phiên bản sau của Sidewinder là AIM-9X, loại này được bắt đầu trang bị vào năm 2003.

Từ năm 1994, R-73 được nâng cấp thành mẫu R-74EM (hay R-73M), nó bắt đầu phục vụ năm 1997. R-74EM có tầm bắn lớn và có góc dò tìm lớn (60°), IRCCM (máy chống gây nhiễu hệ thống đo hồng ngoại) cải thiện.

AIM-9X Sidewinder

AIM-9X Sidewinder cũng do Raytheon sản xuất và là “thành viên” mới nhất trong gia đình của tên lửa không đối không tầm ngắn Sidewinder. Đây được cho là một trong những tên lửa không đối không tầm ngắn hiện đại nhất trên thế giới, nó cũng có thể dễ dàng tích hợp với một loạt các máy bay chiến đấu hiện đại.

Tên lửa AIM-9X Sidewinder.


Tên lửa này hiện đang được trang bị trong lực lượng Hải quân và Không quân Mỹ cũng như không quân của 8 quốc gia khác. Nó được triển khai trên các máy bay chiến đấu F-15, F-16, F/A-18, Sea Harrier, F-4, A-4, AV-8B và máy bay tấn công Tornado cũng như trực thăng AH-1.

Biến thể AIM-9X Block-I được trang bị một thiết bị tìm kiếm máy bay bằng hồng ngoại, động cơ đẩy nhiên liệu rắn và đầu đạn nổ phân mảnh. Tên lửa này cũng có khả năng tồn tại trước các hệ thống chống gây nhiễu hồng ngoại. Biến thể AIM-9X Block II với thiết bị điện tử đang được phát triển.

AIM-132

Đây là tên lửa không đối không tầm ngắn được MBDA thiết kế cho không quân Hoàng gia Anh để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu trong tầm nhìn (WVR). Tên lửa cũng được trang bị trên máy bay tấn công F/A-18 Hornet của không quân Hoàng gia Australia (RAAF).


Tên lửa AIM-132.


AIM-132 được biên chế trong lực lượng không quân Anh từ tháng 9/2002 và RAAF vào năm 2004. Nó có thể được tích hợp trên các máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon, Tornado, F/A-18 và F-35. Nó cũng tương thích với các máy bay trang bị tên lửa AMRAAM hay Sidewinder.

Tên lửa này được tích hợp thiết bị tìm kiếm ảnh hồng ngoại (IIR) tiên tiến và tập hợp dữ liệu mục tiêu sử dụng các cảm biến máy bay. Nó cũng được trang bị đầu đạn phân mảnh có độ sát thương cao. Động cơ tên lửa đặc trưng của nó cho phép AIM-132 có tốc độ cao trong suốt chuyến bay, trong khi hệ thống hướng dẫn đảm bảo tấn công các mục tiêu trong môi trường rất lộn xộn và vượt qua các biện pháp đối phó của đối phương.

A-Darter


A-Darter là một hệ thống tên lửa không đối không thế hệ thứ năm được phát triển bởi các công ty quốc phòng Denel Dynamics, Mectron, Avibras, và Opto Eletronica. Tên lửa được thiết kế để trang bị cho máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo và dự kiến sẽ phục vụ không quân Nam Phi và Brazil trong năm 2014.

Tên lửa A-Darter.


Tên lửa có thể được tích hợp trên các máy bay JAS-39 Gripen, Hawk Mk120, F-5E/F Tiger II, F-5A/B và máy bay chiến đấu F-X2 tương lai.

Tên lửa được trang bị thiết bị tìm kiếm hình ảnh nhiệt 2 màu và hệ thống chống gây nhiễu điện tử đa phương thức (ECCM) phù hợp cho việc tấn công các mục tiêu trong môi trường có các biện pháp đối phó của đối phương. Nó cũng có thể được hướng dẫn hướng tới mục tiêu bởi radar của máy bay và kính nhìn trên mũ phi công.


Công Thuận (Theo A.T)

10 tên lửa không đối không hiệu quả nhất thế giới-Kỳ 1
10 tên lửa không đối không hiệu quả nhất thế giới-Kỳ 1

Những tên lửa không đối không tiên tiến (AAM) như Meteor, R-77 (RVV-AE), IRIS-T và AIM-9X Sidewinder đang trở thành những vũ khí quan trọng trong một kịch bản không chiến.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN