Bản đồ vũ khí hóa học trên thế giới

OPCW, được thành lập dưới sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc, ban đầu hoạt động với mục đích củng cố thêm lệnh cấm sử dụng vũ khí hóa học và loại bỏ các kho vũ khí này.
 
OPCW được thành lập ngày 29/4/1997, có trụ sở tại Hague, Hà Lan. Hiện 188 quốc gia đã gia nhập OPCW, chiếm tới 98% dân số và lãnh thổ thế giới, cũng như chiếm 98% ngành công nghiệp hóa học toàn cầu.


 
Bản đồ phân bố vũ khí hóa học trên thế giới.

 

Theo thống kê, OPCW đã thiết lập 182 cơ quan tại các quốc gia, 139 nước ký Công ước đã có những biện pháp thiết thực nhằm thúc đẩy hoạt động rải rác vũ khí hóa học này, 88 quốc gia đã hoàn thiện pháp chế tất cả các khía cạnh chính của Công ước.

 

Trên thế giới, các quốc gia thừa nhận có những cơ sở sản xuất vũ khí hóa học gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Serbia, Bosina & Herzegovina, Libya, Iraq, Iran, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản.

 

Các nước chưa ký Công ước hay chưa gia nhập OPCW gồm có: Angola, Nam Sudan, Syria, Ai Cập, Israel, Somalia và CHDCND Triều Tiên. Trong đó, Myanmar là quốc gia đã ký gia nhập OPCW nhưng chưa thông qua Công ước này.

 

Tính đến ngày 30/11/2011, 50.619m3, hay 71% kho dự trữ vũ khí hóa học được công bố trên toàn cầu với tổng số 71.195 mét tấn, đã được tiêu hủy.

 

3,95 triệu hay 45,56% tổng lượng đạn hóa học và phương tiện chứa do OPCW kiểm soát và tổng cộng 8,67 triệu thiết bị đã bị tiêu hủy.

 

100% các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học công khai trên thế giới đã ngừng hoạt động.

 

Ngày 29/11/2011, trong thông điệp gửi kỳ họp thứ 16 các bên của Công ước cấm vũ khí hóa học diễn ra tại thành phố La Hay (Hà Lan), Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi các bên của Công ước tìm kiếm giải pháp xây dựng và hướng tới tương lai để phá hủy hoàn toàn vũ khí hóa học vào năm 2012.

 

Tổng Thư ký Ban Ki-moon nhấn mạnh Công ước cấm vũ khí hóa học là một trong những thành tựu lớn nhất trong lịch sử các nỗ lực đa phương nhằm giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hủy diệt. Bằng việc đảm bảo phá hủy hoàn toàn loại vũ khí giết người hàng loạt này và ngăn chặn nó tái xuất hiện, Công ước là trụ cột cơ bản của hòa bình và an ninh quốc tế.

 

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc lưu ý rằng với 188 nước thành viên, Công ước gần như đã bao gồm hầu hết các nước trên thế giới nhưng vẫn còn 2% dân số thế giới đứng ngoài Công ước. Mặc dù đầu tư lớn về nhân lực và tài chính nhưng vẫn còn 2 nước sở hữu vũ khí hóa học không đáp ứng hạn cuối cùng phá hủy vũ khí hóa học vào năm 2012.

 

Ông kêu gọi các nước chưa ký Công ước cũng như chưa phá hủy vũ khí hóa học hãy tham gia Công ước và nỗ lực chung của quốc tế nhằm xây dựng một thế giới không có loại vũ khí hủy diệt này.

 

 

Theo baodatviet

Chia sẻ:
Từ khóa:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN