Theo hướng dẫn chiến lược này, Ủy ban quân sự Hàn-Mỹ dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân của hai nước có thẩm quyền phê duyệt một kế hoạch chiến tranh do Bộ Tư lệnh các lực lượng hỗn hợp Hàn-Mỹ (CFC) soạn thảo.
Động thái trên được xem là dấu hiệu tăng cường hợp tác giữa Hàn Quốc và Mỹ ứng phó với Triều Tiên, trong bối cảnh có nhiều ý kiến kêu gọi cập nhật hướng dẫn chiến lược đã lạc hậu sau những tiến bộ trong các chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
Cũng tại SCM, các bộ trưởng quốc phòng hai nước đã cam kết vào năm 2022 triển khai đánh giá toàn bộ năng lực vận hành (FOC), giai đoạn thứ 2 trong kế hoạch 3 giai đoạn nhằm xác định khả năng sẵn sàng tiếp nhận Quyền chỉ huy tác chiến thời chiến (OPCON) của phía Hàn Quốc.
Hàn Quốc trao quyền chỉ huy tác chiến đối với binh sĩ nước này cho Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc do Mỹ đứng đầu trong cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953. Quyền này được chuyển giao cho CFC khi bộ phận này được thành lập năm 1978. Hàn Quốc đã nhận lại quyền chỉ huy tác chiến thời bình vào năm 1994, song quyền chỉ huy thời chiến vẫn do Mỹ nắm giữ.
Ngoài ra, tuyên bố của SCM nhấn mạnh cam kết của Mỹ duy trì quân số 28.500 binh sĩ Mỹ hiện đang triển khai ở Hàn Quốc. Bộ trưởng quốc phòng hai nước cũng cam kết hợp tác chặt chẽ về việc chuyển trụ sở của CFC tới căn cứ quân sự Humphreys ở tỉnh Pyeongtaek, cách thủ đô Seoul 70 km về phía Nam; kế hoạch trao trả một phần đơn vị đồn trú Yongsan của quân đội Mỹ ở thủ đô Seoul vào đầu năm tới...
SCM được triển khai từ năm 19 với tên gọi "Hội nghị Quốc phòng chính thức Hàn-Mỹ". Năm 1971, hội nghị được nâng cấp thành hội nghị tham vấn an ninh thường niên.