Học thuyết tác chiến không-biển của Mỹ ở Hàn Quốc

Một lãnh đạo quân sự cấp cao của Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang có kế hoạch thông qua Học thuyết tác chiến không-biển (ASB), một học thuyết mới về chiến tranh, ở bán đảo Triều Tiên.

Theo tờ Người đưa tin Hàn Quốc, chỉ huy Lữ đoàn không quân số 7, tướng Jan-Marc Jouas, cho biết: “Tác chiến không-biển là học thuyết chiến tranh mới của Mỹ ở Hàn Quốc cũng như ở các khu vực khác trên thế giới”. Tướng Jouas nói thêm rằng: “Học thuyết tác chiến không-biển mới sẽ rất chi tiết, từ quy trình mua sắm cho tới việc áp dụng vào các hình thức chiến thuật, chiến dịch và chiến lược. Và nó không chỉ được áp dụng tại Hàn Quốc mà còn được áp dụng cho toàn bộ các lực lượng, ở mọi nơi có sự hiện diện của quân đội Mỹ”.

Tàu của hải quân Hàn Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận gần đảo Dokdo ngày 20/6. Ảnh: Yonhap/ TTXVN


Ngoài ra, ông Jouas cũng thông báo Mỹ cam kết thay thế những máy bay đã lỗi thời A-10 và F-16 ở Hàn Quốc bằng máy bay tiêm kích F-35. “Không có gì bí mật khi những máy bay của Mỹ bố trí ở đây (Hàn Quốc) ngày càng già cỗi. A-10 đã có mặt ở đây trong một thời gian dài. F-16 thì cũng không hơn A-10 là mấy. Tuy nhiên, không quân Mỹ cam kết sẽ mua F-35 để thay thế cho A-10 và F-16, nếu không, trong tương lai sẽ rất khó để nói khi nào cả hai loại máy bay trên sẽ được thay thế đúng lúc”, ông Jouas nói.

Trong một số trường hợp, Mỹ sử dụng ASB ở Hàn Quốc là một điều gây nên sự hoang mang. Mục đích của ASB là nhằm đánh bại chiến lược chống tiếp cận của đối phương - một chiến lược nhằm ngăn chặn quân đội Mỹ tiếp cận các vùng duyên hải trong khu vực. Mỹ không phải đối mặt với tình huống đó ở Hàn Quốc, tuy nhiên, nó ngăn cản sự hiện diện lâu dài của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên.

Hơn nữa, CHDCND Triều Tiên không sở hữu những khả năng quan trọng của chiến lược chống tiếp cận (A2/AD). Ví dụ, phân tích từ Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược cho biết: “Những hoạt động trên không của hai căn cứ không quân Mỹ ở Hàn Quốc không thể bị cản trở bởi những cuộc tấn công tên lửa của Triều Tiên, chừng nào mà Bình Nhưỡng không sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc đầu đạn hóa học và không tăng cường độ chính xác cũng như khả năng sát thương của những tên lửa thông thường”.

Mặc dù đánh giá này đã có từ năm 2003 nhưng vẫn có rất ít bằng chứng cho thấy Triều Tiên có những bước dài ở lĩnh vực này trong một thập kỷ vừa qua. Năm 2012, chuyên gia quân sự người Mỹ Jim Holem đã đánh giá về khả năng A2/AD của Bình Nhưỡng: “Triều Tiên thiếu những lợi thế quan trọng về chính trị và địa chiến lược để có thể giúp nước này đối trọng với các đối thủ mạnh hơn. Điều đó càng khiến cho khoảng cách giữa Triều Tiên với Hàn Quốc và Mỹ ngày càng rộng ra”. Holmes chỉ ra rằng khả năng chống tiếp cận của Triều Tiên là rất hạn chế do đối thủ của nước này - Hàn Quốc - đã bố trí lực lượng ở biên giới để ngăn chặn hỏa lực tấn công từ xa.

Tướng Jouas gợi ý rằng việc Mỹ sử dụng học thuyết chiến tranh ASB để chống lại Triều Tiên cho thấy mục đích của Washington và Seoul nhằm sử dụng những cuộc tấn công đổ bộ để mở rộng chiến trường trong cuộc chiến tiềm năng với Triều Tiên. Điều này đã có tiền lệ diễn ra ở Inchon và Wonsan trong chiến tranh Triều Tiên trước đây.

Tuy nhiên, tướng Jouas thừa nhận rằng học thuyết tác chiến không-biển có chỗ còn lộn xộn, bởi vì nó nói tới “không” và “biển”, nhưng sự thật nó là một khái niệm được áp dụng cho tất cả các lực lượng bao gồm trên không, trên bộ, trên biển, không gian và mạng.


CT (Diplomat)
Hàn Quốc vây chặt binh sĩ bắn chết 5 đồng đội tại biên giới liên Triều
Hàn Quốc vây chặt binh sĩ bắn chết 5 đồng đội tại biên giới liên Triều

Quân đội Hàn Quốc đã mở một chiến dịch truy bắt gắt gao một sĩ quan đào ngũ sau khi người này nổ súng bắn chết 5 đồng đội tại căn cứ quân sự gần biên giới với Triều Tiên.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN