Một mẫu thiết kế tên lửa siêu thanh được trưng bày tại Cục thiết kế Raduga. Ảnh: Sputnik |
Tác giả của bài viết đăng trên tờ National Interest đã lấy dẫn chứng rằng báo cáo của Ban nghiên cứu Không quân Mỹ xác nhận rằng Lầu Năm Góc đã hoàn toàn xác định được rằng Mỹ không là nước duy nhất đi sâu vào việc sáng tạo ra nền tảng vũ khí có khả năng di chuyển ở tốc độ lớn hơn Mach 5 (cực siêu thanh). Bài báo cũng chỉ ra rằng các đối thủ cạnh tranh của Mỹ như Nga và Trung Quốc đều đã nhúng tay vào việc thử vũ khí siêu thanh.
Về nhận định này của tờ báo Mỹ, nhà báo quân sự người Nga Vladimir Tuchkov gợi ý rằng tâm trạng lạc quan của Mỹ về phát triển vũ khí siêu thanh trong thời gian gần và tiếp đó là nền tảng tấn công siêu thanh có thể là điều hơi mơ mộng.
Ông Tuchkov chia sẻ với hãng tin Sputnik: “Trên thực tế, các nhà khoa học và kỹ sư Mỹ sẽ phải căng dây thần kinh để tránh tụt lại phía sau Nga trong lĩnh vực này”. Ví dụ được đưa ra là các kỹ sư Mỹ vẫn đang thử nghiệm “phòng thí nghiệm bay” trong khi tại Nga việc sát hạch vũ khí thật đã trong quá trình thực hiện. Và một cái tên được nhắc tới là tên lửa siêu thanh chống tàu Zircon.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với National Interest trong tháng 4, chuyên gia làm việc tại Không quân Mỹ Geoffrey Zacharias cho biết: “Ngay bây giờ chứng tôi đang tập trung vào hoàn thiện công nghệ và đó là tất cả các bộ phận, thành phần, kiểm soát định vị, chỉ đường, đạn dược, vật liệukhoa học, chuyển nhiệt và tất cả mọi thứ đó”.
Khi đọc phát biểu của ông Zacharias, nhà phân tích Tuchkov chỉ ra rằng thực tế chuyên gia của Không quân Mỹ chưa nêu đích danh những cố gắng để kiện toàn động cơ phản lực tĩnh siêu âm như một trong những then chốt khoa học và chi tiết kỹ thuật để đầu tư là một dấu hiệu.
Ông Tuchkov nói có thể cho rằng người Mỹ đã tự hài lòng với những gì đạt được trong lĩnh vực này và áp dụng vào động cơ chiếc Boeing X-51A. Tốc độ của Boeing X-51A ước tính đạt vào khoảng Mach 6 và Mach 7, được biết các cuộc bay thử phi cơ này đã bắt đầu từ năm 2010.
Các nhà phân tích đề cập rằng 3 cuộc thử nghiệm mẫu phương tiện này đã được tiến hành trên máy bay B-52. Cuộc đầu tiên diễn ra vào tháng 5/2010, kết thúc với việc động cơ phản lực tĩnh siêu âm đạt tốc độ Mach 5.1 sau 210 giây vận hành - nhanh hơn dự đoán ban đầu là 300 giây. Sau đó lệnh tự hủy được đưa ra bởi hoạt động của rocket này trở nên khó lường.
Vào tháng 8/2012, cuộc thử nghiệm thứ hai của chương trình trị giá 300 triệu USD được khởi động từ 2004 này diễn ra với Boeing X-51A bị phá hủy trên Thái Bình Dương chỉ 15 giây sau khi cất cánh.
Cuối cùng, vào tháng 5/2013, chiếc B-52 nâng Boeing X-51A lên độ cao 15km trước khi phóng. Chỉ trong 26 giây phương tiện này cán mốc tốc độ Mach 4.8. Khi được đưa lên độ cao 18 km thì phương tiện này đạt tốc độ Mach 5.1.
Lầu Năm Góc coi đây là minh chứng rằng động cơ phản lực tĩnh siêu âm có thể đạt mức siêu thanh sau khi phóng từ một máy bay khác.
Tuy nhiên, ông Tuchkov nhấn mạnh rằng trong việc sáng tạo ra một máy bay siêu thanh, có rất nhiều vấn đề khó khăn tương đương cần phải giải quyết bao gồm điều khiển bay, việc trao đổi thông tin, khả năng điều động và nhắm bắn.
Nhà phân tích Tuchkov lại cho rằng trên thực tế thành quả mà Mỹ đạt được trong năm 2013 đã được Liên Xô thực hiện từ nhiều năm trước.
X-51A được gắn dưới cánh máy bay ném bom B-52 trong một cuộc thử nghiệm. |
Theo đó, trong thập niên 70 của thế kỷ trước, Cục thiết kế Raduga bắt đầu nghiên cứu và phát triển một dự án có mục tiêu tìm khả năng tạo ra tên lửa hành trình có thể đạt tốc độ Mach 5.
Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, máy bay siêu thanh X-15 của Mỹ đã gặp thất bại bởi thực tế rằng phương tiện này sử dụng động cơ tuốc bin nhiên liệu. Mặc dù động cơ tuốc bin nhiên liệu được coi là phù hợp với các chuyến bay trong không gian nhưng với những phi cơ hoạt động trong tầng khí quyển Trái Đất thì động cơ phản lực tĩnh siêu âm được coi hợp lý hơn bởi nó sẽ tận dụng chất liệu oxy hóa từ không khí hơn là oxy hóa lỏng từ thùng chứa.
Ông Tuchkov hồi tưởng rằng vào thập niên 80, Cục thiết kế Raduga đã có thể tạo ra một vài mẫu tên lửa hành trình siêu thanh đáp ứng được tiêu chí này, có tên Kh-90. Tên lửa hành trình này được lên mục tiêu đạt tốc độ Mach 5, nặng 15 tấn và có chiều dài 9m và hoạt động được trong phạm vi 3.000km.
Một vài cuộc thử nghiệm được tiến hành, trong đó Kh-90 đạt tốc độ từ Mach 3 tới Mach 4. Nhưng bất chấp những kết quả này, dự án đã bị hoãn trong năm 1992 do thiếu nguồn kinh phí.
Sự việc tương tự cũng xảy ra với dự án của Viện Trung tâm Baranov phát triển Mô tơ hàng không. Vào năm 1979, dự án Kholod được bắt đầu với việc áp dụng công nghệ làm đông lạnh. Từ nền tảng tên lửa chống máy bay 5B28 cho tới hệ thống phòng không S-200, các kỹ sư đã tạo ra một phòng thí nghiệm bay với nhiều biến thể của động cơ phản lực tĩnh siêu âm được thử nghiệm. Kết quả tốt nhất đạt được trong năm 1998 khi tốc độ ở mức Mach 6.5 được ghi nhận.
Ở thời điểm đó, các kỹ sư bắt đầu nghiên cứu Kholod-2 và lên kế hoạch cho động cơ này có thể đạt tốc độ Mach 14. Tuy nhiên dự án này cũng bị hủy bỏ do thiếu kinh phí.