Đạn truyền thống thường di chuyển chậm lại trong môi trường nước, khiến chúng gần như hoàn toàn không hiệu quả. Một phương pháp được gọi là “siêu tới hạn” (supercavitation), có thể cho phép các vật thể di chuyển trong nước với tốc độ cao hơn nhiều.
Những viên đạn sử dụng phương pháp này sẽ hoạt động với cả các loại vũ khí hiện có và có thể khiến các lực lượng đặc nhiệm trở nên “chết chóc” hơn.
Theo trang Defense One, một dòng đạn chuyên dụng mới có thể cho phép các tay súng đặc nhiệm nhả đạn khi ở trong nước, cũng như hỗ trợ thợ lặn và các phương tiện dưới nước của họ. Trong khi các viên đạn truyền thống không hiệu quả dưới nước, loại đạn mới hoạt động bằng cách tạo ra một bong bóng khí xung quanh viên đạn, cho phép đạn di chuyển mà ít bị lực cản ma sát của môi trường hơn.
Đạn thông thường được thiết kế để bay trong không khí với tốc độ lớn khoảng 900 m/ giây. Nhưng khi đi qua một môi trường khác, thì đó lại là một câu chuyện khác. Đạn nhanh chóng chậm lại rồi dừng hẳn, và đó là một tính năng chứ không phải là một lỗ hổng.
Nhưng điều gì xảy ra nếu đạn phải đi qua một môi trường không phải là không khí trước khi tấn công mục tiêu của chúng? Chẳng hạn như nước, với độ đặc cao hơn 800% so với không khí. Đạn nhanh chóng mất vận tốc, bị chậm lại do ma sát lớn khi đi trong nước.
Xem video thử nghiệm bắn đạn thông thường trong nước (Nguồn: NPK):
Trong video trên, một viên đạn súng trường di chuyển trên 900m/giây khi thoát ra khỏi nòng súng và bị chậm lại hoàn toàn trong vòng chưa đầy 2m. Thực ra, viên đạn đã bắt đầu rơi xuống khi ra khỏi nòng chưa đầy 60cm.
Tất cả những điều này khiến cho việc bắn đạn dưới nước trở nên phi thực tế. Defense One cho biết công ty DSG Technologies của Mỹ hiện đang phát triển một loại đạn mới có thể xuyên qua nước bằng cách đặt nó vào một bong bóng khí. Bong bóng khí làm giảm lực kéo vào viên đạn, do đó làm tăng tốc nó dưới nước. Quá trình này được gọi là siêu tới hạn, và đã được ứng dụng với ngư lôi VA-111 Shkval của Nga để di chuyển nhanh hơn gấp 5 lần so với ngư lôi thông thường.
Đạn siêu tốc CAV-X được DSG Technologies gọi là “đạn đa môi trường”. Công ty cho biết, loại đạn này có hiệu quả khi chống lại cả mục tiêu trong nước và trong không khí. Tùy thuộc vào vũ khí và biến thể đạn được sử dụng, đạn siêu tốc phù hợp để sử dụng trong vũ khí dưới nước hoàn toàn hoặc từng phần, bất kể mục tiêu ở trong nước hay trên bề mặt.
Theo định nghĩa, một vật thể “siêu tới hạn” phải tạo ra một bong bóng khí bao quanh nó khi di chuyển trong nước. Vì vậy, đạn CAV-X bằng cách nào đó phải tạo ra bong bóng bao quanh. Một khả năng là viên đạn khai thác các khí nóng, giãn nở từ thuốc súng bị đốt cháy – cùng loại khí đã đẩy viên đạn xuyên qua nòng súng - để tạo ra bong bóng “siêu tới hạn”.
Công ty DSG Technologies hiện đang phát triển hai loại đạn siêu tốc. Đạn A2 được bắn từ trên không vào các mục tiêu trên không hoặc dưới nước, và đạn X2 được thiết kế dành cho thợ lặn chiến đấu và đặc nhiệm thủy quân.
Xem video thử nghiệm đạn siêu tốc đi qua cả môi trường nước và không khí (Nguồn: DSG Technologies):
Loại đạn mới được thiết kế để có thể bắn ra từ các vũ khí hiện có của đặc nhiệm Mỹ. Điều này cho phép quân đội Mỹ sử dụng cùng một loại vũ khí cả trên cạn và dưới nước, trong khi súng trường APS của Nga hoạt động tốt dưới nước nhưng không hiệu quả khi ở trên mặt đất.
Theo các báo cáo, độ chính xác của viên đạn là đáng kể: ở khoảng cách 50 yard (gần 46m), một viên đạn X2 được bắn ra từ một khẩu súng carbine M2 có độ chính xác là một góc 2 phút. Góc 2 phút tương đương 5cm ở khoảng cách 100 yard (91,5m), vì vậy viên đạn sẽ tấn công trong phạm vi 2,4cm của mục tiêu ở khoảng cách 50 yard (gần 48m). Đó là một kết quả ấn tượng khi biết rằng viên đạn thông thường bắt đầu rơi và mất tất cả hiệu quả khí động học trong chưa đầy 60cm.
Đạn "siêu tới hạn" sẽ là một bổ sung quan trọng cho kho vũ khí của lực lượng đặc nhiệm dưới nước. Thay vì bị giới hạn trong chiến đấu bằng dao và tay không, biệt kích SEAL và các đội đặc nhiệm khác của quân đội Mỹ sẽ sở hữu một vũ khí hiệu quả hơn nhiều.