Mỹ: Trung Quốc có thể bố trí 3 trung đoàn máy bay chiến đấu tại quần đảo Trường Sa.

Ngày 6/6, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết cho đến cuối năm 2016, Trung Quốc đã xây dựng (Phi pháp) 24 nhà chứa máy bay cùng nhiều hệ thống vũ khí cố định và cơ sở hạ tầng liên quan đến quân sự tại mỗi căn cứ trên Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Đá Subi (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc bồi đắp và xây dựng trái phép. Ảnh: Reuters

Trong bản báo cáo thường niên trình lên Quốc hội về tình hình an ninh và quân sự của Trung Quốc, Lầu Năm Góc nêu rõ: “Nỗ lực mở rộng đồn trú của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) ở Biển Đông hiện đang tập trung vào việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trên mặt đất tại 3 căn cứ chính – Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn, sau khi Bắc Kinh hoàn thành 4 tiền đồn nhỏ hơn hồi đầu năm 2016”.

Bộ Quốc phòng Mỹ nhận định sau khi hoàn tất việc xây dựng (phi pháp) các cơ sở này, Trung Quốc sẽ có khả năng bố trí 3 trung đoàn máy bay chiến đấu tại quần đảo Trường Sa.

Liên quan tới vấn đề Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh: “Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử về chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vì vậy, mọi việc làm của các bên khác trên quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị".

Trong khi đó tại quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát (Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông, Lầu Năm Góc cho biết trong năm 2016, Bắc Kinh vẫn tiếp tục sử dụng máy bay và tàu hải cảnh để tuần tra gần khu vực này.

TTXVN/Tin Tức
Tàu Trung Quốc lại mon men vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản
Tàu Trung Quốc lại mon men vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản

Bốn tàu Hải cảnh Trung Quốc, trong đó có một tàu dường như được trang bị súng, đã đi vào vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp với Nhật Bản mà Tokyo gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN