Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn RIA Novosti, Thứ trưởng Titov nêu rõ Nga sẽ đáp trả thích đáng mọi hành động tương tự như vậy.
Trước đó, Đại sứ Mỹ tại Ba Lan Georgette Mosbacher nêu rõ: "Nếu Đức muốn thu hẹp năng lực hạt nhân và làm suy yếu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), thì có lẽ Ba Lan sẽ là nơi triển khai các tiềm lực đó".
Mỹ được cho là đang có khoảng 150 đơn vị vũ khí hạt nhân ở châu Âu. Mục đích của việc chia sẻ vũ khí hạt nhân của NATO là cho phép các quốc gia thành viên phi hạt nhân của NATO tiếp tục tham gia chính sách răn đe của NATO. Tuy nhiên, Nga luôn phản đối việc mở rộng về phía Đông của NATO và triển khai vũ khí hạt nhân gần biên giới với Nga. Hiện, giới chức Đức phản đối mạnh mẽ việc Mỹ tiếp tục triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Đức.
Theo giới chuyên gia, nếu Mỹ vận chuyển bom hạt nhân tới Ba Lan sẽ là "giọt nước tràn ly" phá hủy hiệp ước hòa bình giữa Nga và NATO, ký năm 1977, văn kiện trong đó hai bên cam kết không coi nhau là đối thủ. Báo RT của Nga cảnh báo nếu Mỹ chuyển đầu đạn hạt nhân sang Ba Lan, có thể làm tái hiện cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.