Thỏa thuận vũ khí bí mật của Ai Cập với một số nước thành viên EU

Các nước thuộc Liên minh châu Âu đã tăng đáng kể việc bán vũ khí cho Ai Cập kể từ khi Tổng thống Abdel Fattah el-Sisi lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự vào năm 2013.

Chú thích ảnh
Bất chấp lệnh cấm của Nghị viện châu Âu, một số nước EU vẫn tăng cường bán vũ khí cho Ai Cập. Ảnh: DW

Ai Cập hiện nằm trong số 10 nhà nhập khẩu vũ khí hàng đầu trên toàn thế giới, trị giá 22 tỷ USD được mua từ năm 2010 đến năm 2020.

Về truyền thống, nhà xuất khẩu chính của nước này là Mỹ, quốc gia trong nhiều thập kỷ đã cung cấp hàng tỷ USD viện trợ cho chính phủ và quân đội Hy Lạp. Nhưng trong thập kỷ qua, điều này đã thay đổi, với việc Ai Cập đã tập trung vào các nước láng giềng ở châu Âu.

Cụ thể, trong giai đoạn 2011 - 2020, các nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu cho Hy Lạp là EU: 11,8 tỷ USD, Nga: 3,93 tỷ USD và Mỹ: 2,31 tỷ USD.

Pháp, Đức và Italy là những nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu trong EU cho Ai Cập, bất chấp sự chỉ trích của Nghị viện châu Âu. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Sipri) cho biết, từ năm 2013 đến năm 2020, Pháp là nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu của EU sang Ai Cập và thứ hai trên toàn cầu sau Nga, vượt qua Mỹ. Khối lượng xuất khẩu vũ khí từ Pháp đã tăng đáng kể so với những năm trước khi ông Sisi cầm quyền. 

Pháp cũng đã ký một thỏa thuận trị giá 4 tỷ euro (4,5 tỷ USD)  vào tháng 5/2021 để bán máy bay chiến đấu Rafale cho Ai Cập, sẽ được giao vào năm 2024.

Theo phân tích của Viện Chính sách Trung Đông Tahrir, doanh số bán vũ khí của Đức cho Ai Cập cũng đã tăng 205% trong giai đoạn 2013-2017, trong khi Italy được cho là đang đàm phán với Ai Cập về một thỏa thuận vũ khí tiềm năng trị giá 10 tỷ euro (11,3 tỷ USD).

Trong ba năm qua, Ai Cập là quốc gia nhận được nhiều doanh số bán vũ khí nhất của Đức trên toàn cầu. Chỉ tính riêng trong năm 2021, tổng doanh số bán vũ khí của Đức cho Ai Cập đã lên tới 4,8 tỷ USD.

Doanh số bán hàng ngày càng tăng giữa châu Âu và Ai Cập có thể do nguyên nhân là Ai Cập muốn đa dạng hóa các nguồn cung vũ khí và nhu cầu của châu Âu đối với các thị trường ở Trung Đông. Trong trường hợp đầu tiên, Ai Cập đang tìm kiếm các nguồn thay thế ngoài Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh mối quan hệ căng thẳng xảy ra dưới thời Tổng thống Barack Obama, vốn tạm thời đình trệ việc cung cấp máy bay chiến đấu F-16 và trực thăng Apache cho Ai Cập.

Sau vụ đảo chính năm 2013, Hội đồng Đối ngoại EU thông báo rằng các nước thành viên EU đã đồng ý đình chỉ giấy phép xuất khẩu đối với bất kỳ loại vũ khí nào có thể được sử dụng nhằm vào người biểu tình. 

Nghị viện châu Âu năm 2016 đã kêu gọi đình chỉ hợp tác an ninh với Cairo, đồng thời lên án các giao dịch vũ khí giữa Ai Cập với Pháp, Đức và Anh. Nghị viện châu Âu kêu gọi các quốc gia thành viên EU chấm dứt “cách tiếp cận của họ đối với lực lượng an ninh của Ai Cập với tư cách là người bảo đảm cho sự ổn định và là đối tác chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực và chủ nghĩa khủng bố trong khu vực”.

Tuy nhiên, lệnh cấm vận vũ khí một phần không có tính ràng buộc pháp lý và nhiều nước thành viên EU sau đó đã tiếp tục cung cấp vũ khí cho Chính phủ Ai Cập. 

Sau đó, tổ chức Ân xá Quốc tế đã cáo buộc 12 quốc gia EU đã thực hiện sai tuyên bố của Hội đồng Đối ngoại châu Âu bằng cách xuất khẩu vũ khí được sử dụng trong các vụ tra tấn và các hành vi vi phạm nhân quyền khác. Chúng bao gồm các loại vũ khí nhỏ, vũ khí hạng nhẹ và đạn dược, xe bọc thép, trực thăng quân sự, vũ khí hạng nặng và công nghệ giám sát.

Công Thuận/Báo Tin tức (Theo Middleeasteye.net)
'Cuộc nổi dậy' đe dọa phá vỡ kế hoạch phân phối khí đốt của EU
'Cuộc nổi dậy' đe dọa phá vỡ kế hoạch phân phối khí đốt của EU

Brussels không có nhiều sự ủng hộ của các nước thành viên EU để thông qua quyền hạn khẩn cấp.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN