Triều Tiên đang tính toán đến một cuộc tấn công điện từ nhằm vào Mỹ?

Triều Tiên có thể đang chuẩn bị một cuộc tấn công xung điện từ với hai vệ tinh hoạt động sẵn phía trên nước Mỹ.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trong ảnh, giữa) có thể chỉ đạo tấn công điện từ nước Mỹ.

Các chuyên gia lo ngại Bình Nhưỡng đang bí mật phát triển khả năng cho kích nổ vũ khí hạt nhân tầm cao, tạo thành một vụ tấn công xung điện từ (Electromagnetic pulse - EMP) sẽ làm vô hiệu hóa các hệ thống điện tử phía dưới, gây ra những hậu họa khôn lường.

Theo tờ Daily Mail, hiện Triều Tiên đang có hai vệ tinh giám sát hoạt động trong vũ trụ được phóng lên từ năm 2012 và 2016. Mỗi vệ tinh mất 94 phút để hoàn thành quỹ đạo quay xung quanh Trái Đất.

Tiến sĩ Peter Vincent Pry – Giám đốc điều hành Lực lượng Đặc nhiệm An ninh nội địa và Quốc gia Mỹ - cảnh báo Triều Tiên đang đặt hai vệ tinh của họ vào vị trí giống trong “thời kỳ tên lửa hạt nhân, phiên bản thời kỳ công nghệ cao” của ngoại giao tàu chiến “để họ luôn luôn có một trong hai vệ tinh hoạt động rất gần hoặc ở phía trên nước Mỹ”.

Ông Pry - người kiêm chức vụ Chánh văn phòng Ủy ban EMP Quốc hội Mỹ - cho biết: “Nếu như khủng hoảng xảy ra và chúng ta quyết định tấn công Triều Tiên, ông Kim Jong-un có thể đe dọa ngài tổng thống và nói, ‘Đừng làm như vậy vì chúng tôi sẽ đốt cháy cả đất nước ông’, đó căn bản là điều ông ta sẽ nói”.

Ông Pry còn nhận định một vụ phóng thử tên lửa gần đây của Triều Tiên trông “khả nghi” giống như đang thực hành một vụ tấn công EMP.

Vũ khí xung điện từ hoạt động như thế nào? Vũ khí xung điện từ sử dụng tên lửa được trang bị súng điện từ. Thiết bị này sử dụng một lò vi sóng siêu mạnh để tích tụ một tia năng lượng tâp trung, khiến hiệu điện thế vọt nhanh và nhiều thiết bị điện trở nên vô dụng. Thiết bị này được thiết kế nhằm mục đích phá hủy khả năng tình báo và giám sát, hệ thống máy tính và liên lạc, điều khiển, chỉ huy của đối thủ mà không làm bị thương người hay các cơ sở hạ tầng khác.

Viết trên tờ Newsmax, ông Pry giải thích ông nghi ngờ vụ thử tên lửa đó là vì tên lửa “phóng theo quỹ đạo võng, không tối đa hóa tầm xa, mà chỉ đạt được độ cao nhanh nhất có thể, nơi chúng có thể phát nổ. Vụ phóng thử đó kiểm tra được mọi thứ, ngoại trừ có một đầu đạn thật.

Tuy nhiên tuần trước, có chuyên gia cho biết họ nghi ngờ tính hữu dụng của những lần thử nghiệm vũ khí điện từ trong quá khứ, vì những vụ đó thất bại không làm mất điện trên diện rộng.


Chuyên gia giải trừ hạt nhân Jeffrey Lewis nhận định các tuyên bố về một xã hội sụp đổ chỉ vì một cuộc tấn công EMP của Triều Tiên là “ngu ngốc”. Ông giải thích bằng một cuộc thử nghiệm do Mỹ tiến hành trong năm 1962 được biết đến với tên gọi ‘Starfish Prime’.

Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu đã phóng một quả tên lửa bay cao gần 400 km phía trên Thái Bình Dương để kiểm tra xem vụ tấn công điện từ tầm cao có thể ảnh hưởng như thế nào tới thiết bị quân sự. Quả bom khi đó phóng lớn gấp 100 lần so với quả bom thả xuống thành phố Nagasaki (Nhật Bản), nhưng kết quả ngoại trừ cho hình ảnh đẹp ra thì về cơ bản buổi thử nghiệm đó là “một sự thất vọng”.

Mặc dù có nhiều người cho rằng Starfish Prime có ảnh hưởng lớn tới thiết bị bên dưới, làm hàng loạt bóng đèn trải dài hàng triệu mét vuông tắt điện và ô tô tắt máy, song các chuyên gia cho biết không có bất kỳ bằng chứng nào chứng minh báo cáo trên.

Hồng Hạnh/Báo Tin Tức
Tổng thống Mỹ để ngỏ khả năng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Tổng thống Mỹ để ngỏ khả năng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với Trung Quốc rằng ông Trump sẵn sàng hoan nghênh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một cuộc gặp tại Mỹ, nếu Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN