Tác phẩm mới "Ra biển Trường Sa Lớn" là bài thơ của tác giả Nguyễn Đức Sơn viết trong chuyến hải trình đến với Trường Sa, xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Ngày chưa vợ, ba tôi từng có một mối tình. Đắm say; nhưng không thành. Người ấy là cô Năm Tươi cùng làng. Cô Năm Tươi xinh gái, phổng phao, con một. Cha cô, ông Xã Bảy, là xã trưởng đương chức, quyền thế và giàu có. Ba tôi được cái đẹp trai, ăn nói có duyên; nhưng nghèo rớt, lại mồ côi. “Đũa lệch” từng ấy, chẳng hiểu gặp nhau, đầu mày cuối mắt thế nào mà anh ả lại say nhau...
Bà già ấy đã gần 70 tuổi, dáng người gầy nhom, đôi chân khẳng khiu như hai thanh tre non nhưng trông khỏe lắm. Điều đó được thể hiện qua cách bà xách hai chiếc giỏ trái cây dáng đi thoăn thoắt.
Cuộc sống thật lạ, bởi dẫu trên mọi nẻo đường có biết bao nhiêu người lướt qua ta, ta chẳng bận tâm. Ta chỉ mãi mê tìm kiếm một bóng hình, mà bóng hình đó đã ở trọn vẹn trong trái tim ta.
Ê ê, thằng trọc, thầy chùa kìa, bay ơi! Ê trọc, đưa tao rờ đầu chút mậy! Coi: “Trọc đầu lông lốc bình vôi/Mẹ ngồi mẹ ỉa mẹ bôi…”, ha ha ha! Tất cả đồng loạt: ha ha ha!
Ngày lên, việc đầu tiên của chị là nhìn xem con đò có còn nơi cắm cũ. Ở cái tuổi năm mươi không còn sức bẻ gãy sừng trâu thì cũng thừa để dong đò đi khắp vùng đầm lầy với đủ loại ao, hồ lớn bé chằng chịt này.
1.Giữa những quả đồi lúp xúp hoa dại là một cây đa cổ thụ, nom như một đám mây giữa bầu trời xanh sâu thẳm. Đó là một cây đa “thần”, tán rộng che kín cả bầu trời bao quanh gốc cây to rắn rỏi, trông xa như một cái dù khổng lồ.
Tri thức đến từ ông thầy. Làm người phải luôn nhớ điều ấy không được phép quên. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là đạo lí chung về lòng biết ơn đối với người có công khai phá, vun trồng.
Đang còn ngáy ngủ, co ro trong chiếc mền dày, ông anh họ lay mạnh: "Dậy mau đi bắt chuột đồng". Như có lực thôi miên, tôi bật dậy tỉnh queo: "Sớm vậy huynh?". "Ờ, phải đi từ sáng sớm mới bắt được nhiều”. Sở dĩ ông anh tôi bảo thế vì sáng sớm, con nước lên cao, rắn, cúm núm, chuột đồng, cò... kéo nhau lên các gò cao trú ngụ. Đây là cơ hội ngàn vàng để đi săn.
Tháng mười vẫn le lói tiết thu. Heo may nhè nhẹ không đủ sức xua cái nóng hầm hập đến khó chịu của miệt đồng đang mùa cày ải trống hoác, trống huơ. Mây đen cuồn cuộn, gầm gừ hung hãn mà chẳng có hạt mưa nào đổ xuống làm cho người ta thêm uể oải chẳng muốn động tay chân vào việc gì.
Ở quê giờ này đang là mùa lụt. Đôi khi muốn gọi điện về nhà hỏi thăm tình hình nhưng tôi lại sợ. Tôi sợ mẹ khóc rưng rức qua điện thoại, kể cảnh lụt về. Tim tôi thắt nhói và nước mắt cứ rơi.
Có lẽ do bông lồng đèn có hình dạng giống chiếc lồng đèn nên người dân Nam Bộ mới đặt cho nó cái tên như thế. Miền Bắc, người ta lại gọi loài hoa này là hoa râm bụt, với ý nghĩa là cái lọng che Phật.
Thỉnh thoảng có những đêm, Nhương nằm mơ thấy rắn. Chúng cuồn cuộn, quấn vào nhau như nùi chỉ rối, chúng bò trườn lên mình anh, lớn nhỏ nhung nhúc: xanh, trắng, đen, vàng đủ loại…
Ngày nhỏ, tôi mê chơi đánh vụ. Con vụ (người Bắc gọi là con quay) được tiện bằng gỗ. Tròn, trơn láng hình chóp nón. Đầu chóp, cắm cây đinh mài nhọn để làm “chân”. Thân vụ sơn nhiều màu.
Mỗi lần dì Út từ quê ngoại xuống thăm thường đem đến nhiều loại trái “cây nhà lá vườn”: Ổi, na, mận…Nhưng tôi thích nhất là những lần trong giỏ trái cây của dì có những quả sim tím mọng gói trong lá chuối.
Mẹ ở quê gửi lên một giỏ rau thiệt to. Đó là những loại rau quê gần gũi, mọc quanh vườn nhà: mướp, cải trời, đắng đất, nhãn lồng, đọt lang, bồ ngót... Có loại mọc hoang, có thứ được mẹ mua hạt giống về gieo trồng. Các loại rau đều được mẹ chăm sóc tỉ mẩn.
Xứ Lung Vàm cứ nằm im trong một góc xa lạ và người ta quên bẵng những cơ cực của mùa vụ tôm thất bát do hạn mặn kéo dài. Ít ai hớn hở, vì miếng cơm chính năm nay nhỏ dần.
Từ quãng canh ba trở về sáng, Tĩnh Tuệ thao thức. Anh ta bị ám ảnh bởi những câu nói của nhà sư: “Nhìn ánh mắt của con, ta biết lòng con đang bấn loạn… Tu hành mà gặp ác mộng là cái tâm chưa sáng…”.
Bao giờ cũng vậy, khi có dịp về thăm ngoại tôi hay ra giàn trầu để ôn lại thời thơ ấu của mình.
Vào thu, không gian dường như lắng lại gợi chút hoài niệm. Góc phố nhỏ xào xạc lá rơi đầy, chất chứa chông chênh bao nỗi niềm.
Lung Vàm chiều xuống, từng con sóng cứ nhấp nhô nện vào mấy đám ô rô gai nhọn. Thấp thoáng những cụm bông tím nhạt chơ vơ chen chút nỗi niềm. Màu tím thôn quê dường như cũng chạnh lòng.