Không nên để quạt trực tiếp vào ngườiNếu bạn tiếp xúc với luồng gió từ quạt quá gần với tốc độ gió quá lớn sẽ khiến cho luồng khí lạnh xâm nhập vào cơ thể và dễ gây ra tình trạng sốc nhiệt và bị cảm. Đặc biệt là với những người có sức đề kháng yếu và tiết nhiều mồ hôi.
Dùng quạt đúng cách để tránh cảm lạnh. Ảnh minh họa.
|
Khi luồng gió thổi trực tiếp vào người, mồ hôi bốc hơi nhanh, nhiệt độ ngoài da giảm xuống rõ rệt; còn phần không có gió, mồ hôi bốc hơi chậm, nhiệt độ ngoài da tương đối cao, mạch máu da giãn rộng. Lúc này sự tuần hoàn máu của cả cơ thể bị mất cân bằng nên dễ bị cảm cúm.
Bởi vậy, khi sử dụng quạt, bạn nên ngồi xa và cho quạt quay đều các hướng để tránh bị cảm lạnh.
Không nên bật quạt số lớn nhấtKhi bật quạt ở mức cao nhất, gió của quạt sẽ khiến cho nhiệt độ bề mặt da giảm, các lỗ chân lông bị bít lại, mồ hôi không thoát được ra bên ngoài, cơ thể sẽ càng cảm thấy nóng hơn, đồng thời kéo theo cảm giác mệt mỏi.
Trong căn phòng tương đối thoáng gió thì chỉ nên mở quạt số nhỏ cho gió thổi nhẹ. Vì tốc độ gió trong phòng tốt nhất nên khống chế ở mức 0,2 - 0,5 mét/giây, tối đa không quá 3 mét/giây.
Với khí hậu oi, nóng lúc hè về như ở nước ta, nhiều người thường xuyên bật quạt trong thời gian dài để giải nhiệt. Tuy nhiên đó không phải là cách sử dụng quạt thông minh. Nếu muốn dùng trong thời gian dài thì nên để tắt quạt khoảng 15 - 20 phút rồi hãy tiếp tục sử dụng.
Không nên để quạt đứng yên một chỗ khi sử dụng
Không nên để quạt thổi lâu vào một vị trí cố định trên cơ thể. Quạt điện chủ yếu chỉ dùng để điều tiết khí lưu trong phòng, qua đó gián tiếp làm mát. Để quạt thổi lâu ở một vị trí rất nguy hiểm cho người già và trẻ nhỏ.
Nếu bạn vừa vận động mạnh nhiều và cơ thể đang tiết ra nhiều mồ hôi thì không nên tiếp xúc với quạt ngay lúc này. Bạn nên để cơ thể cân bằng nhiệt độ rồi mới bật quạt tăng dần.