Bệnh giun lươn nguy hiểm nhưng ít người biết

Ấu trùng giun lươn có thể xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua da, sau đó theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, tới khí quản, hầu rồi chuyển sang thực quản và xuống ruột để trở thành giun trưởng thành.

Biểu hiện của giun lươn trên da.

Giun lươn là loại ký sinh trùng nguy hiểm nhất trong số các loại ký sinh trùng đường tiêu hóa. Giun lươn có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Ở nước ta, tỷ lệ nhiễm giun lươn và tái nhiễm khá cao, chiếm tới 1-2% dân số.


Ấu trùng giun lươn có thể xâm nhập vào cơ thể bằng cách chui qua da, sau đó theo đường tĩnh mạch về tim, qua phổi, tới khí quản, tới hầu rồi chuyển sang thực quản và xuống ruột để trở thành giun trưởng thành.


Giun trưởng thành thường ký sinh ở niêm mạc ruột và đẻ trứng tại đây. Trứng giun lươn phát triển thành ấu trùng dạng tự do và bị đào thải ra ngoài qua phân. Khi ra ngoài, một số ấu trùng lại tiếp tục phát triển thành giun trưởng thành và đẻ trứng trong đất. Các ấu trùng này khi xâm nhập được vào cơ thể người sẽ tiếp tục ký sinh trong cơ thể người và gây bệnh.


Theo các bác sĩ, bệnh giun lươn thường khó xác định, nhiều trường hợp nhiễm giun lươn mà không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng, dễ nhầm với các bệnh khác.


Khi nhiễm giun lươn, người bệnh thường có các biểu hiện như:


Ở dạng mạn tính, không có biến chứng, bệnh nhân hầu như không có triệu chứng. Các biểu hiện thường gặp là: Ở da có những đường ngoằn ngoèo do ấu trùng di chuyển, thường ở vị trí ngang thắt lưng, quanh hậu môn… Xuất hiện các vết bầm máu (khoảng 3 - 4cm) rải rác ở các chi, thân mình và nổi mề đay; biểu hiện ở đường tiêu hóa là thường đau bụng vùng trên rốn và vùng bên phải, tiêu chảy, ngứa hậu môn, sụt cân nhẹ, đầy hơi, trướng bụng, phân hôi tanh… Ngoài ra còn có biểu hiện ở các cơ quan khác như: Ho do viêm phổi, khó thở, viêm đa khớp, đau cơ, phù toàn thân, phì đại hạch...


Ở dạng nặng có thể gây ra các biến chứng như: Đái tháo đường, suy dinh dưỡng, suy gan, suy thận… Vì ấu trùng giun lươn có thể di chuyển lạc vị trí và gây ra những biến chứng tại các bộ phận khác trên cơ thể. Nếu diễn tiến nặng có thể gây ra những biến chứng phức tạp như: Gây tắc ruột, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết… Nếu không được chẩn đoán kịp thời, có thể tử vong.


Bệnh nhiễm giun lươn có thể được điều trị bằng các thuốc đặc trị như: Thiabendazole, mebendazole, albendazole... Tuy nhiên, việc điều trị các biến chứng do giun lại rất khó khăn.


Để phòng nhiễm giun lươn, cách tốt nhất là giữ vệ sinh môi trường, quản lý tốt phân, nước, rác thải… Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng; đặc biệt những người thường tiếp xúc với đất nên mang găng tay, đi giày dép, đi ủng để tránh tiếp xúc với ấu trùng giun lươn trong đất. Những người nghi ngờ bị nhiễm giun lươn cần đến khám chuyên khoa về ký sinh trùng để được xét nghiệm xác định bệnh, chữa trị càng sớm càng tốt, phòng tránh các biến chứng nặng.


TN/Báo Tin Tức (Tổng hợp)
Hơn 33 triệu người Việt có nguy cơ nhiễm giun
Hơn 33 triệu người Việt có nguy cơ nhiễm giun

Đó là khẳng định của ông Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương, trong buổi công bố chiến dịch "Tẩy giun cộng đồng 6116" được tổ chức tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 14/6.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN