Ngày 1/7, Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (LHQ), bà Michelle Bachelet, bày tỏ quan ngại sau khi 9 người biểu tình tại Sudan thiệt mạng trong các vụ đụng độ với lực lượng an ninh. Bà đồng thời kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra độc lập.
Trước sự chứng kiến của nhiều nguyên thủ quốc gia, thủ tướng các nước, ngày 17/8, tại thủ đô Khartoum, Hội đồng Quân sự chuyển tiếp (TMC) và thủ lĩnh phe biểu tình tại Sudan đã ký "Tuyên bố Hiến pháp", qua đó mở đường cho việc chuyển giao quyền lực cho chính quyền dân sự.
Ngày 30/7, các nhà đàm phán của phong trào biểu tình tại Sudan cho biết sẽ không tham gia cuộc đối thoại dự kiến được tổ chức cùng ngày với đại diện Hội đồng quân sự chuyển tiếp (TMC) hiện nắm quyền lãnh đạo tại nước này.
Các nguồn tin ngày 5/7 cho biết Hội đồng quân sự chuyển tiếp (TMC) hiện nắm quyền lãnh đạo tại Sudan và một liên minh các nhóm đối lập và biểu tình đã đạt một thỏa thuận chia sẻ quyền lực.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, ngày 22/6, các đại diện của phe biểu tình tại Sudan đã chấp nhận một đề xuất của đặc phái viên Ethiopia Mahmoud Drir, theo đó thành lập một hội đồng lãnh đạo với các thành viên dân sự chiếm đa số nhằm thực hiện sự chuyển tiếp chính trị.
Các thủ lĩnh phe nhóm biểu tình tại Sudan ngày 5/6 đã bác bỏ đề nghị nối lại đối thoại của Hội đồng quân sự chuyển tiếp (TMC) đưa ra trước đó.
Ngày 4/6, phong trào biểu tình tại Sudan tiến hành các cuộc biểu tình mới đồng thời bác bỏ kế hoạch bầu cử do Hội đồng quân sự chuyển tiếp Sudan (TMC) hiện nắm quyền điều hành ở nước này đưa ra trước đó.
Trước thềm cuộc đàm phán với chính quyền quân sự ngày 19/5, phong trào biểu tình tại Sudan đã quyết định rằng phải có một nhân vật dân sự đứng đầu hội đồng cầm quyền mới.
Hiệp hội Các chuyên gia (SPA) - lực lượng nòng cốt tổ chức cuộc biểu tình tại Sudan - ngày 19/4 thông báo sẽ thành lập một hội đồng dân sự lâm thời lãnh đạo đất nước, theo đó gia tăng sức ép đối với Hội đồng quân sự chuyển tiếp (TMC) nắm quyền sau khi phế truất Tổng thống Sudan Omar al-Bashir ngày 11/4 vừa qua
Ngày 15/4, Hiệp hội các chuyên gia (SPA) - lực lượng nòng cốt tổ chức cuộc biểu tình tại Sudan kể từ ngày 19/12 năm ngoái, đã kêu gọi giải tán Hội đồng quân sự chuyển tiếp - đang lãnh đạo đất nước kể từ khi tổng thống Omar al-Bashir bị phế truất.
Lực lượng biểu tình tại Sudan ngày 14/4 đã yêu cầu Hội đồng Quân sự Chuyển tiếp (TMC) chuyển giao quyền lực "ngay lập tức" cho một chính phủ dân sự và chính phủ này sau đó phải đưa cựu Tổng thống Omar Al-Bashir ra xét xử.