Tòa nhà số 7 trên phố Gvardeytsiv Kantemirovtsiv (nay là Phố Mariyi Pryimachenko) ở Kramatorsk, Ukraine, nổi tiếng là nơi bị nguyền rủa vì khiến cư dân mắc bệnh bạch cầu nguy hiểm.
Để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc bệnh bạch cầu tại cộng đồng, Sở Y tế các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình đã yêu cầu các đơn vị y tế tăng cường công tác phòng, chống, không dịch bệnh để lây lan, bùng phát trên địa bàn.
Chỉ một năm sau khi đến căn nhà mới ở Kramatorsk, Ukraine, cô con gái 18 tuổi của gia đình bị chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu và qua đời trong vòng vài tháng.
Lúc Ouchi được đưa đến bệnh viện, anh chính là người bị nhiễm phóng xạ mức cao nhất trong lịch sử nhân loại. Cơ thể của kỹ thuật viên 35 tuổi này hầu như mất sạch tế bào bạch cầu và không còn hệ miễn dịch. Anh khóc ra máu trong nỗi đau giằng xé khắp cơ thể vì lớp da bảo vệ bên ngoài đã bị phóng xạ ăn mòn.
Ngày 21/8/2023, Viện nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec (VRISG) đã công bố thông tin điều trị thành công cho bệnh nhi 4 tuổi mắc ung thư bạch cầu cấp dòng lympho bằng liệu pháp tế bào CAR-T. Đây là ca bệnh ung thư bạch cầu cấp dòng lympho đầu tiên tại Việt Nam được điều trị thành công bằng liệu pháp này, mở ra cơ hội sống cho những bệnh nhân bạch cầu cấp hoặc ung thư hạch không còn đáp ứng với các phác đồ điều trị thường quy.
Ngày 4/5, Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) cho biết các nhà nghiên cứu tại viện này đã xác định được đặc điểm của bệnh giảm bạch cầu lympho CD4 vô căn (ICL), tình trạng suy giảm miễn dịch hiếm gặp khiến con người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh tự miễn và ung thư.
Các tế bào myeloid - một tập hợp con của các tế bào bạch cầu - có thể chứa HIV trong cơ thể những bệnh nhân đã ức chế virus này nhiều năm thông qua các liệu pháp kháng virus. Đó là kết quả một nghiên cứu mới được công bố ngày 27/3 trên tạp chí Nature Microbiology.
Việc đưa vi khuẩn vào môi trường vi mô khối u (TME) sẽ tạo ra tình trạng viêm cấp tính, từ đó kích hoạt các tế bào bạch cầu trung tính - các tế bào phản ứng đầu tiên của hệ miễn dịch - tấn công khối u. Phát hiện này được công bố trong nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan của Australia dẫn đầu.
Các bác sĩ Anh bày tỏ lạc quan về triển vọng của một liệu pháp mới đối với căn bệnh bạch cầu cấp tính, sau khi kết quả điều trị cho thấy một bé gái 13 tuổi - bệnh nhân đầu tiên được áp dụng liệu pháp này, đã thuyên giảm bệnh.
Theo báo cáo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Huyết học và Ung thư học (Journal of Hematology & Oncology) ngày 31/8, các nhà khoa học Trung Quốc đã xác định được một gene mới có liên quan tới bệnh bạch cầu lymphocytic (HLH) - một căn bệnh hiếm gặp về máu, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Các nhà khoa học Australia đã có bước đột phá trong việc khắc phục tình trạng kháng thuốc ở bệnh nhân bạch cầu cấp tính dòng tủy (AML), một bệnh ung thư máu hiếm gặp.
Ngày 24/3, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên - Huế) cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công ca gạn tách bạch cầu ở trẻ em đầu tiên tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Cùng ngày, bệnh nhân đã được xuất viện với tình trạng khỏe mạnh, bạch cầu trở về giá trị bình thường.
Việc nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ kích hoạt loạt cơ chế bảo vệ trong cơ thể người, được gọi chung là phản ứng miễn dịch thích ứng. Phản ứng miễn dịch thích ứng có thể được chia nhỏ thành đáp ứng miễn dịch dịch thể (dựa trên kháng thể) và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.
Đặc tính di truyền liên quan đến tế bào bạch cầu được tìm thấy trong hơn một nửa dân số Nhật Bản có thể chính là yếu tố giúp cơ thể chống lại COVID-19 hiệu quả.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal of Maternal-Fetal & Neonatal Medicine ngày 10/10, các nhà khoa học tại Israel phát hiện phụ nữ mang thai mắc COVID-19 dễ có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, số lượng bạch cầu thấp và nguy cơ chảy máu nhiều hơn khi sinh.
Theo phóng viên TTXVN tại Israel, một nhóm nghiên cứu của Đại học Tel Aviv vừa phát hiện eosinophil - một loại bạch cầu ưa axit có tính kích thích gây dị ứng – có thể làm giảm đáng kể sự phát triển của khối u ở người và ở chuột.
Thông tin từ Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP Hồ Chí Minh và Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh, kể từ ngày 31/12/2019, hàng ngàn bệnh nhân đang điều trị ung thư bạch cầu mạn dòng tủy không còn được nhận nguồn thuốc Glivec do Công ty Novartis (Thụy sĩ) ngừng viện trợ.
Một lần tình cờ chứng kiến các đồng nghiệp phẫu thuật nội soi tuyến tiền liệt, Bác sỹ Vũ Quang Huy - Trưởng Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai nảy ra ý tưởng nạo VA (tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu, tế bào của hệ miễn dịch tự nhiên nằm ở vòm họng) bằng dao nạo tổ chức xơ tuyến tiền liệt được cải tiến cho phù hợp.
Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 28/11 đã cho phép lưu hành loại thuốc mới, mang tên Xospata, để điều trị cho những người trưởng thành mắc hoặc tái phát bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML) - một dạng ung thư máu nguy hiểm nhất.