Công báo Thổ Nhĩ Kỳ ngày 29/11 đăng quyết định của Chính phủ nước này đóng băng tài sản của 20 tổ chức và 62 cá nhân nước ngoài với lý do có liên hệ với nhóm vũ trang đảng Công nhân người Kurd (PKK) mà chính quyền Ankara đặt ngoài vòng pháp luật.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Yavuz Selim Kiran ngày 16/7 cho biết chính quyền Ankara đã gửi khoảng 200 đề nghị tới giới chức Mỹ để dẫn độ Giáo sĩ lưu vong Fethullah Gulen và những người theo ông này.
Bộ trưởng Di trú Hy Lạp Notis Mitarachi ngày 14/1 cho biết nước này đang thúc đẩy việc gửi trở lại Thổ Nhĩ Kỳ 1.450 người nhập cư bất hợp pháp hiện đang tị nạn trên đảo Lebos và các đảo thuộc quần đảo Aegean, đồng thời kêu gọi chính quyền Ankara tôn trọng thỏa thuận tị nạn giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Liên minh châu Âu (EU).
Các dữ liệu theo dõi hãng hải của Refinitiv ngày 13/9 cho thấy tàu thăm dò địa chất Oruc Reis của Thổ Nhĩ Kỳ đã quay trở lại vùng biển gần tỉnh Antalya ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, một động thái có thể làm dịu bớt căng thẳng giữa chính quyền Ankara và Athens về tranh chấp nguồn tài nguyên năng lượng ở Đông Địa Trung Hải.
Các quan chức quốc phòng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 30/6 đã thông qua kế hoạch phòng thủ mới của liên minh quân sự này cho Ba Lan và các nước vùng Baltic sau khi các nước thành viên NATO đạt được thỏa thuận với chính quyền Ankara, vốn trước đó đã từ chối phê chuẩn kế hoạch trên.
Trong ngày 1/3 đã có thêm 2.000 người di cư tới khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp sau khi chính quyền Ankara quyết định mở các cửa khẩu tới châu Âu, với lý do nước này không còn đủ sức để đối phó với làn sóng người di cư tràn sang từ Syria.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, ngày 29/10 các lực lượng của Chính phủ Syria và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã đụng độ lần đầu tiên kể từ khi chính quyền Ankara phát động chiến dịch tấn công ở Đông Bắc Syria cách đây 3 tuần.
Tập đoàn sản xuất ô tô Volkswagen AG (VW) ngày 15/10 thông báo hoãn quyết định xây dựng nhà máy sản xuất ô tô trị giá 1,4 tỷ USD tại Thổ Nhĩ Kỳ, do lo ngại những biến động chính trị sau khi chính quyền Ankara triển khai chiến dịch quân sự ở miền Bắc Syria.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho hay vì chính quyền Ankara mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga nên Mỹ có thể công bố áp đặt lệnh trừng phạt chống Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 19/7.
Ngày 7/6, Lầu Năm Góc thông báo đã cảnh báo chính quyền Ankara về khả năng sẽ không cho nước này tham gia vào chương trình huấn luyện với máy bay tiêm kích F-35 nếu như Thổ Nhĩ Kỳ nhận hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Washington đã quyết định ngừng tiếp nhận thêm phi công Thổ Nhĩ Kỳ tới nước này để tham gia các khóa huấn luyện lái máy bay chiến đấu F-35. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự leo thang tranh cãi về kế hoạch chính quyền Ankara mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga.
Các lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục các cuộc bố ráp và bắt giữ hàng trăm quân nhân tình nghi có quan hệ với giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen đang sống lưu vong tại Mỹ, người bị chính quyền Ankara cáo buộc chủ mưu vụ đảo chính bất thành hồi năm 2016.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Bộ Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 11/12 cho biết cảnh sát nước này đã nhận diện được hơn 92.000 người sử dụng ByLock, một ứng dụng tin nhắn mã hóa được cho là phương tiện liên lạc giữa các thành viên của Tổ chức Fetullah (FETO) vốn bị chính quyền Ankara đặt ngoài vòng pháp luật.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu ngày 20/11 đã trao cho giới chức Mỹ danh sách 84 nhân vật thuộc mạng lưới ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người đang sống lưu vong tại Mỹ và bị chính quyền Ankara các buộc là chủ mưu vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016.
Ngày 20/11, các công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh bắt giữ 195 đối tượng tình nghi liên quan đến mạng lưới ủng hộ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người đang sống lưu vong tại Mỹ và bị chính quyền Ankara các buộc là chủ mưu vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016.
Thổ Nhĩ Kỳ đang yêu cầu dẫn độ 452 người từ 83 quốc gia trên thế giới vì tình nghi có liên quan đến mạng lưới ủng hộ Giáo sĩ Fethullah Gule, người hiện đang sống lưu vong tại Mỹ và bị chính quyền Ankara cáo buộc là chủ mưu vụ đảo chính quân sự bất thành hồi tháng 7/2016 vừa qua.
Hãng thông tấn nhà nước Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 9/11 đưa tin các công tố viên nước này đã ra lệnh bắt giữ 103 binh sĩ tình nghi có liên quan đến mạng lưới ủng hộ giáo sĩ Fethullah Gulen, người hiện đang sống lưu vong tại Mỹ và bị chính quyền Ankara cáo buộc là chủ mưu vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016.
Ngày 29/10, chính quyền Ankara đã kêu gọi sớm hoàn tất điều tra vụ việc liên quan đến cái chết gây tranh cãi của nhà báo Jamal Khashoggi tại Lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.
Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ ngày 26/9 đã bắt giữ ít nhất 39 người trong đó có cả các binh sĩ tình nghi có liên quan đến mạng lưới ủng hộ giáo sĩ Fethullah Gulen - người đang sống lưu vong tại Mỹ và bị chính quyền Ankara cáo buộc là chủ mưu vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016.
Ngày 24/9, lực lượng an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ ít nhất 21 đối tượng tình nghi có liên quan đến mạng lưới ủng hộ giáo sĩ Fethullah Gulen - người đang sống lưu vong tại Mỹ và bị chính quyền Ankara cáo buộc là chủ mưu vụ đảo chính bất thành hồi tháng 7/2016.