Cùng với cộng đồng quốc tế, Việt Nam kêu gọi phía Hoa Kỳ đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố, gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận chống Cuba. Lập trường nhất quán của Việt Nam từ trước đến nay là ủng hộ mạnh mẽ các nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, yêu cầu Hoa Kỳ chấm dứt việc bao vây, cấm vận chống Cuba.
Ngày 2/11, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 78 đã nhất trí thông qua nghị quyết phản đối việc Mỹ áp đặt lệnh bao vây, cấm vận về kinh tế và thương mại chống Cuba.
Đặc khu Columbia mới đây đã nhất trí thông qua một nghị quyết thúc giục Tổng thống Mỹ Joe Biden dỡ bỏ lệnh bao vây cấm vận chống Cuba và loại bỏ quốc gia Caribe này khỏi danh sách các nước bảo trợ khủng bố.
Trong cuộc họp báo chính thức ngày 22/7, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla đã nhấn mạnh Mỹ không có thẩm quyền đạo đức để phán xét Cuba trong lĩnh vực nhân quyền, đáp lại thông cáo trước đó của Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo về các biện pháp trừng phạt mới chống Cuba.
Ngày 13/7, Trung Quốc đã hối thúc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế chống Cuba áp đặt hơn nửa thế kỷ qua.
Với sự ủng hộ của đại đa số thành viên, ngày 23/6, Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua nghị quyết lần thứ 29 do Cuba đệ trình lên án các lệnh cấm vận thương mại, tài chính và kinh tế của Mỹ đối với Cuba trong suốt hơn 60 năm qua.
Phái đoàn Liên hợp quốc (LHQ) tại La Habana vừa công bố một báo cáo với ước tính từ tháng 4/2019 tới tháng 3/2020, các biện pháp cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ chống Cuba đã gây ra thiệt hại trị giá 1,888 tỷ USD cho ngành du lịch của đảo quốc Caribe này.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 8/12, Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Caribe (Caricom)-Cuba lần thứ 7, được tổ chức dưới hình thức trực tuyến, đã kết thúc với tuyên bố kêu gọi chấm dứt ngay lập tức và vô điều kiện lệnh cấm vận kinh tế, tài chính và thương mại mà Mỹ áp đặt chống Cuba.
Ngày 23/9 (tối 23/9 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Donald Trump thông báo Bộ Tài chính Mỹ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Cuba.
Ngày 10/9, hãng thông tấn Tass (Nga) đưa tin Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gia hạn lệnh cấm vận thương mại vô cớ chống Cuba thêm 1 năm nữa.
Ngày 8/6, Liên minh Bolivar cho châu Mỹ - Hiệp định thương mại giữa các dân tộc (ALBA-TCP) đã phản đối lệnh trừng phạt đơn phương của Chính phủ Mỹ nhằm vào các thực thể của Cuba hồi tuần trước.
Ngày 18/10, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel đã phản đối việc Mỹ ban hành các biện pháp mới mới nhằm tăng cường lệnh cấm vận chống Cuba, mô tả đây là những hành động "thiếu nhân đạo" và mang tính “diệt chủng”.
Ngày 16/10, Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha Josep Borrell khẳng định quốc gia châu Âu này sẽ sử dụng mọi rào cản pháp lý có thể để ngăn chặn các biện pháp đơn phương của Mỹ chống Cuba, đồng thời thông báo Nhà Vua Tây Ban Nha Felipe VI sẽ thăm đảo quốc Caribe này vào tháng 11 tới.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 28/9, trang law.com cho biết Tập đoàn thương mại điện tử Amazon đã trở thành doanh nghiệp Mỹ thứ 3 bị kiện theo Điều III của Luật Helms-Burton – một trong những công cụ pháp lý chủ chốt của chính sách bao vây cấm vận chống Cuba của Mỹ.
Ngày 6/9, Bộ Tài chính Mỹ thông báo sẽ sửa đổi Quy chế Kiểm soát tài sản của Cuba, bao gồm các biện pháp ngăn chặn Chính phủ đảo quốc Caribe tiếp cận ngoại tệ, mà Washington tuyên bố là biện pháp trừng phạt do sự ủng hộ của Cuba đối với chính quyền của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.
Ngày 16/5, Cộng đồng các nước Caribe (CARICOM) đã ra tuyên bố lên án việc Chính phủ Mỹ đưa ra những biện pháp mới chống Cuba, việc kích hoạt điều 3 Luật Helms-Burton là trái với luật pháp quốc tế, thắt chặt lệnh cấm vận tài chính, kinh tế và thương mại đối với đảo quốc Caribe.
Công ty du lịch tàu biển Carnival Cruise Lines của Mỹ đã trở thành thực thể đầu tiên bị kiện sau khi Điều 3 Luật Helms-Burton chống Cuba chính thức có hiệu lực toàn phần vào ngày 2/5 vừa qua.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 2/5 cam kết áp dụng "các biện pháp thích hợp", bao gồm cả thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay sử dụng các trừng phạt trả đũa, nhằm chống lại việc Mỹ thực thi đầy đủ Luật Helms-Burton nhằm thắt chặt lệnh bao vây cấm vận kinh tế chống Cuba.
Ngoại trưởng Tây Ban Nha Josep Borrell ngày 23/4 cảnh báo khả năng xảy ra nhiều vụ kiện tụng giữa châu Âu và Mỹ sau khi Washington tuyên bố gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Cuba.
Ngày 18/4, Nga, Trung Quốc, Bỉ và Mexico và các tổ chức quốc tế đã đồng loạt lên tiếng phản đối việc Mỹ gia tăng các hành động thù địch đối với Cuba sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố Washington sẽ không tiếp tục đình chỉ Điều III Luật Helms-Burton, đồng thời đưa ra các biện pháp trừng phạt mới chống La Habana.