Theo nguồn tin trên, nguyên đơn là Daniel González, cháu nội của Manuel González Rodríguez, chủ sở hữu của khoảng hơn 800 hécta đất tại tỉnh Miền Đông cũ của Cuba, nhưng đã bị Chính phủ cách mạng quốc hữu hóa theo Luật Cải cách ruộng đất.
Daniel González cho rằng diện tích đất trên đang được sử dụng để sản xuất than làm từ cây marabú, xuất khẩu sang Mỹ, và rằng Amazon đã được hưởng lợi khi rao bán sản phẩm trên trên trang web của mình. Ngoài Amazon, doanh nghiệp kinh doanh than FOGO Charcoal có trụ sở tại Miami, Florida cũng là một bị đơn khác trong vụ kiện này.
Được ban hành năm, Luật Helms-Burton, là một trong những nền tảng pháp lý cho cuộc bao vây cấm vận của Mỹ chống Cuba, trong đó, Điều 3 cho phép các công dân Cuba có tài sản bị quốc hữu hóa, sau khi nhập quốc tịch Mỹ, được quyền khởi kiện tại các tòa án Mỹ, kể cả đối với các doanh nghiệp thuộc nước thứ 3, để đòi bồi thường cho việc các doanh nghiệp trên sử dụng các tài sản đã bị quốc hữu hóa đó.
Dù vậy, kể từ khi Luật Helms-Burton ra đời, tất cả các tổng thống Mỹ mỗi khi ký gia hạn đạo luật này đều miễn áp dụng Điều 3 theo thời hạn 6 tháng/lần, do hệ quả khó lường và phức tạp của việc áp dụng điều khoản này với chính hệ thống tư pháp Mỹ. Tuy nhiên, ngày 7/4, chính quyền của Tổng thống Donald Trump tuyên bố thực thi đầy đủ Luật Helms-Burton chống Cuba.
Kể từ khi điều khoản nói trên bắt đầu chính thức có hiệu lực vào ngày 2/5, đã có nhiều doanh nghiệp và công ty làm ăn tại Cuba bị kiện, phần lớn trong ngành du lịch như Carnival, Expedia, Booking, Trivago, Meliá, Barceló, Iberostar, Accor y Blue Diamond, và mới đây nhất là 2 hãng hàng không American Airlines và Latam Airlines.., song tới nay chưa có phán quyết nào được đưa ra.