Ngày 10/11, chính quyền thủ đô Amsterdam của Hà Lan đã gia hạn sắc lệnh khẩn cấp, bao gồm lệnh cấm mọi cuộc biểu tình trong thành phố cho đến sáng 14/11 để ứng phó với làn sóng bạo lực nhằm vào cổ động viên câu lạc bộ bóng đá Maccabi Tel Aviv của Israel.
Ngày 6/11, hàng nghìn người dân Israel đã đổ ra đường ở Jerusalem, Tel Aviv và các thành phố lớn để phản đối quyết định sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant của Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Cuộc biểu tình đã bùng nổ ngay trước dinh thự của Thủ tướng Netanyahu, nơi nhiều người dân tập trung để bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ.
Sau khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, các cuộc biểu tình đã nổ ra tại nhiều thành phố khác nhau như Nahariya, Haifa và ở Jerusalem gần nơi ở của ông Netanyahu.
Cuộc biểu tình từ đám đông người ủng hộ cựu Tổng thống Evo Morales bước sang ngày thứ 17 tại Bolivia, ngăn chặn các tuyến đường chính, đã khiến quốc gia Nam Mỹ này rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung thực phẩm nghiêm trọng.
Liên đoàn quốc gia các công đoàn nông nghiệp (FNSEA) của Pháp ngày 22/10 thông báo sẽ tổ chức các cuộc biểu tình trên quy mô toàn quốc từ giữa tháng 11 tới để phản đối việc ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Khối Thịnh vượng chung Nam Mỹ (MERCOSUR) dự kiến vào cuối năm nay.
Cuộc biểu tình của hàng trăm công nhân Boeing tại thành phố Seattle (Mỹ) đã thu hút được sự tham gia của một số chính trị gia, yêu cầu đòi lại hợp đồng thoả thuận lương công bằng cho những người này.
Chính quyền đảo Martinique thuộc Pháp ngày 15/10 tuyên bố gia hạn lệnh giới nghiêm vào ban đêm, sau hàng loạt cuộc biểu tình bạo loạn phản đối chi phí sinh hoạt tăng cao.
Đài truyền hình Pháp BFMTV trích dẫn nguồn tin từ cảnh sát cho biết, một đơn vị cảnh sát tinh nhuệ của Pháp, chuyên trấn áp các cuộc biểu tình bạo lực, lên đường đến vùng lãnh thổ hải ngoại Martinique của Pháp vào tối 21/9 để giải quyết tình trạng bất ổn do chi phí sinh hoạt tăng cao.
Ngày 19/9, cảnh sát Ireland đã phải can thiệp để giải tán một cuộc biểu tình quy mô lớn tại thành phố Dublin, sau khi hàng trăm người biểu tình chặn cây cầu chính ở thủ đô trong nhiều giờ vào đúng giờ cao điểm.
Bộ trưởng Y tế lâm thời Bangladesh ngày 29/8 cho biết bạo lực nổ ra trong các cuộc biểu tình hồi tháng trước ở nước này đã khiến trên 1.000 người thiệt mạng, biến đây thành giai đoạn đẫm máu nhất trong lịch sử của đất nước Nam Á kể từ khi giành độc lập năm 1971.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, giữa lúc các cuộc biểu tình và phẫn nộ trên toàn quốc về vụ cưỡng hiếp và giết hại một nữ bác sĩ thực tập tại một bệnh viện ở Kolkata trong giờ làm việc, Bộ Nội vụ Ấn Độ đã ban hành lệnh yêu cầu tất cả các tiểu bang nộp báo cáo về tình hình luật pháp và trật tự sau mỗi hai giờ.
Nước Anh đang trải qua làn sóng bạo loạn nghiêm trọng nhất trong 13 năm, khi các cuộc biểu tình phản đối người nhập cư đã bùng lên trên khắp đất nước. Đáng chú ý, một trong những nguồn cơn gây bạo loạn xuất phát từ tin đồn thất thiệt về danh tính và tôn giáo của nghi phạm trong vụ đâm dao nghiêm trọng tại Southport.
Ngày 12/8, cảnh sát tại thủ đô Dhaka, Bangladesh đã nối lại tuần tra trên các con phố, sau một tuần đình công do lo ngại nguy cơ an ninh từ các cuộc biểu tình bạo loạn.
Quốc vụ khanh phụ trách cảnh sát và phòng chống tội phạm của Anh, bà Diana Johnson, ngày 8/8 cảnh báo các cuộc biểu tình có khả năng tiếp tục diễn ra trong những ngày tới, mặc dù lo ngại về bạo lực vào đêm 7/8 đã không diễn ra như dự kiến.
Ngày 7/8, tại nhiều địa phương của Anh, hàng nghìn người biểu tình chống phân biệt chủng tộc đã xuống đường phản đối các cuộc biểu tình của lực lượng cực hữu sau nhiều ngày bất ổn, bắt nguồn từ vụ đâm dao ở thị trấn Southport, Tây Bắc vùng England.
Những sự kiện gần đây, bao gồm vụ ám sát chỉ huy Hezbollah và lãnh đạo Hamas, cùng với tình trạng bất ổn nội bộ và các cuộc biểu tình, đã tạo ra một bức tranh đầy căng thẳng và cảm giác bất an trong xã hội Israel.
Theo tờ The National (UAE) ngày 7/8, lực lượng cảnh sát Anh đang áp dụng một chiến thuật đặc biệt để xử lý các cuộc biểu tình bạo lực.
Theo phóng viên TTXVN tại London, ứng dụng nhắn tin bảo mật Telegram đang bị cáo buộc là đóng vai trò thúc đẩy các cuộc biểu tình bạo loạn tại Anh sau khi một số nhóm cực hữu đã sử dụng ứng dụng này để trao đổi thông tin nhằm tổ chức và kích động biểu tình.
Sau khoảng 50 cuộc biểu tình bạo loạn đường phố xảy ra trên khắp nước Anh trong 7 ngày vừa qua, cảnh sát nước này đang lên phương án đối phó với khoảng 30 cuộc biểu tình cực hữu dự kiến sẽ diễn ra trong ngày 7/8.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Á, quân đội Bangladesh cho biết sẽ dỡ bỏ lệnh giới nghiêm được áp đặt để dập tắt các cuộc biểu tình vào rạng sáng 6/8, vài giờ sau khi lực lượng này lên nắm quyền sau khi cựu Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức và rời khỏi nước này bằng máy bay trực thăng.