Điện Kremlin có kế hoạch tăng lương hưu cùng với gói hỗ trợ kinh tế dành cho các doanh nghiệp bị tác động bởi lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ngày 19/3, Chính phủ Italy đã thông qua gói cứu trợ trị giá 32 tỷ euro ( tỷ USD) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19.
Với cam kết đưa vaccine tận tay và tiền tận túi người dân, ngày 15/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khởi động tuần lễ tới thăm các bang để tuyên truyền về gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD được Quốc hội thông qua vào tuần trước.
Gói hỗ trợ kinh tế quy mô lớn của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang có triển vọng lớn được Quốc hội thông qua sau cuộc bỏ phiếu cuối cùng tại Hạ viện trong ngày 10/3.
Ngày 16/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thành phố quê nhà Milwaukee, thuộc bang Wisconsin, trong chuyến công du chính thức đầu tiên kể từ khi nhậm chức tháng 1 vừa qua, trong đó ông cam kết thúc đẩy đưa gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD đến người dân.
Ngày 22/1, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký 2 sắc lệnh hành pháp, gồm một lệnh mở rộng hỗ trợ thực phẩm cho những người Mỹ có thu nhập thấp và thúc đẩy tăng mức lương tối thiểu cho nhân viên liên bang.
Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden ngày 22/12 cho biết sẽ yêu cầu Quốc hội Mỹ thông qua một gói cứu trợ kinh tế nữa sau khi chính thức nhậm chức vào tháng 1/2021.
Nhà Trắng ngày 22/12 thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành gói cứu trợ kinh tế trị giá 892 tỷ USD nhằm tạo động lực cho hàng triệu người dân Mỹ và các doanh nghiệp vốn bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch COVID-19, đồng thời cung cấp tài chính cho các hoạt động của chính phủ liên bang cho đến tháng 9/2021.
Những bất đồng mới trong Liên minh châu Âu (EU) lại nổi lên khi hai nước thành viên là Ba Lan và Hungary phản đối việc gắn ngân sách dài hạn của liên minh và gói cứu trợ kinh tế sau đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 với việc tuân thủ nguyên tắc pháp quyền.
Đến thời điểm này, đảng Cộng hòa (Mỹ) chưa thể hiện thiện chí về gói cứu trợ kinh tế quy mô lớn mà đảng Dân chủ đưa ra.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Chính phủ Italy ngày 7/11 đã thông qua gói cứu trợ kinh tế bổ sung trị giá 2,5 tỷ euro nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình ở những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi kêu gọi Nhà Trắng “trong 48 giờ” cần hành động để giải quyết những bất đồng còn tồn tại liên quan đến gói cứu trợ kinh tế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/10 đã đề xuất gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.800 tỉ USD. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi bác bỏ.
Trong bối cảnh còn hơn 3 tuần nữa là đến ngày bầu cử Tổng thống Mỹ (3/11), chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đề xuất gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.800 tỷ USD nhằm tìm cách thuyết phục các nghị sĩ đảng Dân chủ nhất trí về gói cứu trợ mới, giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực mà đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra cho nền kinh tế Mỹ.
Nhiều nghị sĩ Cộng hòa lên tiếng phản đối quyết định của ông Trump ngừng đàm phán với phe Dân chủ về gói cứu trợ kinh tế mới. Họ lo ngại việc này có thể khiến đảng Cộng hòa hứng chịu tổn thất trong các cuộc bầu cử năm 2020.
Việc bỏ phiếu về dự luật liên quan đến gói cứu trợ có thể được thực hiện trong tuần này, với dự báo sẽ gặp cản trở lớn tại Thượng viện do phe Cộng hòa kiểm soát.
Các nhà đàm phán gặp nhau trong hơn ba tiếng, nhưng vẫn chưa thu hẹp được bất đồng liên quan tới gói cứu trợ kinh tế mới cho nước Mỹ.
Phe Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ ngày 27/7 đã công bố kế hoạch cứu trợ kinh tế mới trị giá khoảng 1.000 tỉ USD để thúc đẩy nền kinh tế số 1 thế giới vốn đang chịu tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19.
Trong ngày 11/6, lãnh đạo 4 nước Visegrad (còn gọi là Nhóm V4, gồm CH Séc, Slovakia, Hungary, Ba Lan) nhóm họp để bàn về gói cứu trợ kinh tế trị giá 750 tỷ euro (850 tỷ USD) của Liên minh châu Âu (EU).
Ngày 15/5 (sáng 16/5 theo giờ Việt Nam), Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua gói cứu trợ kinh tế thứ hai trị giá 3.000 tỷ USD nhằm hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).