Tags:

Gp10

  • GP10 - 'Thế hệ vàng' TTXVN kỷ niệm 50 năm 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'

    GP10 - 'Thế hệ vàng' TTXVN kỷ niệm 50 năm 'xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước'

    Sáng 16/3, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia (Hà Nội), lễ gặp mặt kỷ niệm 50 năm GP10 đi chiến trường (16/3/1973-16/3/2023) đã diễn ra trang trọng và xúc động. GP10 là lớp phóng viên chiến trường, một trong những "thế hệ vàng" đã trở thành một danh hiệu góp phần tô thắm, làm rạng danh truyền thống vẻ vang của TTXGP và TTXVN...

  • TTXVN gặp mặt thành viên Khóa GP10 chi viện cho chiến trường miền Nam

    TTXVN gặp mặt thành viên Khóa GP10 chi viện cho chiến trường miền Nam

    Sáng 16/3/2023, tại Hà Nội, Ban Lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức buổi gặp mặt kỷ niệm 50 năm cử các phóng viên, kỹ thuật viên, điện báo viên Khóa GP10 chi viện cho chiến trường miền Nam (16/3/1973 - 16/3/2023).

  • GP10 tô thắm truyền thống vẻ vang của TTXVN anh hùng

    GP10 tô thắm truyền thống vẻ vang của TTXVN anh hùng

    Cách đây đúng 50 năm, ngày 16/3/1973, lớp phóng viên GP10 của Việt Nam Thông tấn xã - lớp phóng viên được đào tạo đặc biệt để tăng cường cho Thông tấn xã Giải Phóng theo Chỉ thị của Ban Bí thư, rời miền Bắc vào chiến trường miền Nam.

  • 60 năm Thông tấn xã giải phóng: 'GP10' cho trận đánh cuối cùng, là tấm gương sáng

    60 năm Thông tấn xã giải phóng: 'GP10' cho trận đánh cuối cùng, là tấm gương sáng

    Khi nói tới “GP10” (Giải phóng – khoá phóng viên thứ 10 của TTXVN), nhiều người nhận diện được ngay là lớp phóng viên chiến trường, một trong những "thế hệ vàng", đã trở thành một danh hiệu, góp phần tô thắm, làm rạng danh truyền thống vẻ vang của Thông tấn xã giải phóng (TTXGP) và TTXVN.

  • Dấu chân 'lính thông tấn' suốt chiều dài Đại thắng mùa Xuân 1975

    Dấu chân 'lính thông tấn' suốt chiều dài Đại thắng mùa Xuân 1975

    Tháng 3/1973, 150 phóng viên, điện báo viên, kỹ thuật viên Việt Nam Thông tấn xã khóa GP10 lên tàu vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Cùng với rất nhiều người con của Thông tấn xã anh hùng đã cống hiến suốt chiều dài Chiến dịch Hồ Chí Minh, các nhà báo khóa GP10 không biết mình được lịch sử lựa chọn để trở thành những người có cơ hội chứng kiến “trận đánh cuối cùng” giành độc lập về cho đất nước trong ngày 30/4/1975 lịch sử.

  • Kỷ niệm 45 năm thống nhất đất nước: Ký ức phóng viên chiến trường GP10

    Kỷ niệm 45 năm thống nhất đất nước: Ký ức phóng viên chiến trường GP10

    Năm 1972, chiến trường miền Nam đang diễn ra ác liệt, lớp phóng viên GP10 với gần 150 sinh viên ưu tú được đào tạo nghiệp vụ tại địa điểm sơ tán xã Hạ Hiệp, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là ngoại thành Hà Nội), tăng cường cho Thông tấn xã Giải phóng, rải đều khắp các chiến trường từ Quảng Trị đến Cà Mau.

  • Ký ức Ngày Giải phóng Đà Nẵng của người nữ phóng viên chiến trường

    Ký ức Ngày Giải phóng Đà Nẵng của người nữ phóng viên chiến trường

    Ngày 29/3/1975, Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào giải phóng thành phố Đà Nẵng, căn cứ liên hợp quân sự hải lục không quân lớn thứ 2 của chính quyền Mỹ - Ngụy tại miền Nam Việt Nam. Giữa cờ hoa đón mừng đoàn quân tiến vào thành phố, có một cô gái mặc áo lính nhưng không đeo súng mà khoác trên vai một chiếc máy ảnh. Đó là bà Triệu Thị Thùy, nữ phóng viên khóa GP10, được điều động từ Việt Nam Thông tấn xã vào tăng cường cho Thông tấn xã Giải phóng (nay hợp nhất thành Thông tấn xã Việt Nam).

  • Kỷ niệm 40 năm lớp phóng viên GP10 ra chiến trường

    Kỷ niệm 40 năm lớp phóng viên GP10 ra chiến trường

    Ngày 15/3, tại Trụ sở TTXVN, số 5, Lý Thường Kiệt - Hà Nội, gần 100 phóng viên lớp GP10 đã về gặp mặt kỷ niệm 40 năm ngày lên đường vào chiến trường miền Nam, tăng cường cho Thông tấn xã Giải phóng(TTXGP).