Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 6/11, qua liên kết video từ Moskva, Tổng thống LB Nga Vladimir Putin đã ra lệnh hạ thủy tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân Chukotka trong khuôn viên nhà máy đóng tàu Baltic ở St. Petersburg.
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn các nguồn tin chính thức xác nhận rằng, tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) thứ tư của Ấn Độ, được gọi là S4*, đã được hạ thủy tại Trung tâm Đóng tàu ở Visakhapatnam vào hôm 16/10.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 11/10, tàu ngầm diesel điện lớn của Nga thuộc lớp Varshavyanka thuộc Dự án 636.3, được gọi là "Yakutsk", đã được hạ thủy tại Xưởng đóng tàu Admiralty ở thành phố St. Petersburg.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 11/4, NYK Line - công ty vận tải hàng hải của Nhật Bản - thông báo sẽ đưa tàu thương mại chạy bằng nhiên liệu amoniac đầu tiên trên thế giới đi vào hoạt động tại cảng Yokohama vào cuối tháng 7. Công ty Nippon Kaiyo sẽ chịu trách nhiệm vận hành con tàu này và Resonac đảm nhiệm việc nhận amoniac từ Tập đoàn năng lượng JERA để cung cấp cho tàu tại nhà máy ở Kawasaki.
Ngày 12/12, giới chức cảng Antwerp-Bruges (Bỉ) cho biết đã sẵn sàng hạ thủy tàu kéo, mang tên Hydrotug 1, chạy bằng năng lượng hydro đầu tiên trên thế giới.
Triều Tiên đã hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật, đồng thời giao nó cho hạm đội tuần tra vùng biển giữa Bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 8/9 cho biết nước này đã hạ thủy một tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật mới hôm 6/9. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã tham dự lễ hạ thủy chiếc tàu ngầm này.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ngày 9/3 đã tổ chức lễ hạ thủy một tàu chiến viễn dương và 99 tàu cao tốc phóng tên lửa do nước này tự sản xuất tại thành phố cảng Bandar Abbas, miền Nam nước này.
Theo phóng viên TTXVN tại New Dehli, Hải quân Ấn Độ ngày 26/11 đã hạ thủy tàu Ikshak, chiếc thứ ba trong dự án gồm 4 tàu khảo sát lớn, do GRSE/L&T chế tạo, tại Kattupalli, Chennai.
Ngày 28/7, Hàn Quốc đã hạ thủy một tàu khu trục mới trọng tải 8.200 tấn có trang bị nền tảng đánh chặn tên lửa và khả năng chống tàu ngầm mạnh hơn.
Trung Quốc ngày 17/6 đã hạ thủy tàu sân bay thứ ba, được đặt theo tên tỉnh Phúc Kiến.
Buổi lễ hạ thủy tàu sân bay thứ ba dự kiến sẽ được tiến hành trong tháng này, nhưng lệnh phong tỏa đã khiến việc vận chuyển nhiều thiết bị lắp đặt quan trọng bị chậm lại.
Cơ quan Chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc ngày 22/3 cho biết đã tổ chức lễ hạ thủy tàu khu trục mới 2.800 tấn có khả năng chống ngầm tăng cường.
Nga đã lần đầu tiên thử nghiệm một tàu ngầm hạt nhân khổng lồ, lớn hơn bất cứ tàu ngầm nào được đóng trên thế giới trong 30 năm qua.
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 17/3 đã diễn ra lễ bàn giao tàu ngầm lớp Changbo-go mang tên Alugoro-405 do Công ty PT PAL Indonesia phối hợp với Công ty đóng tàu và kỹ thuật hàng hải Daewoo của Hàn Quốc (Shipbuilding and Marine Engineering-DSME) chế tạo cho lực lượng Hải quân.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/12 cho biết, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thuộc Dự án 971 "Shchuka-B" (theo phân loại của NATO là lớp Akula) thuộc Hạm đội Phương Bắc, đã được hạ thủy sau khi nâng cấp tại Trung tâm Sửa chữa Tàu Zvyozdochka (Ngôi sao nhỏ).
Nhật Bản ngày 19/11 đã hạ thủy tàu chiến Kumano - chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp khinh hạm đa chức năng mới 30FFM - tại cơ sở đóng tàu của tập đoàn Mitsui ở Okayama. Loại tàu này áp dụng các công nghệ mới như hệ thống không người lái và giảm tiết diện radar.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hải quân Hàn Quốc ngày 10/11 đã tổ chức lễ hạ thủy tàu ngầm Ahn Mu tại Nhà máy đóng tàu Okpo của Công ty đóng tàu và hải dương Daewoo ở thành phố Geoje, tỉnh Nam Gyeongsang.
Nguồn tin quốc phòng Nga tiết lộ quốc gia này sẽ hạ thủy tàu ngầm thứ hai mang siêu vũ khí hạt nhân Poseidon vào cuối tháng 6.
Ngày 25/12, Nga đã tổ chức lễ hạ thủy tàu ngầm hạt nhân tối tân Yasen-M tại xưởng đóng tàu Sevmash thuộc thành phố Severodvinsk, phía Tây Bắc.