Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield cho rằng Israel cần hành động mạnh mẽ và đầy đủ hơn nữa để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng khi luật pháp quốc tế và các quy định của Mỹ về viện trợ quân sự cho Israel không được thực thi đầy đủ.
Ngày 26/7, lãnh đạo các nước Australia, New Zealand và Canada đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức tại Dải Gaza, nhằm bảo vệ dân thường ở dải đất ven biển Địa Trung Hải vốn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Ngày 4/3, người đứng đầu Cơ quan Liên hợp quốc về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Philippe Lazzarini cảnh báo những hệ quả nghiêm trọng đối với an ninh và hòa bình toàn cầu nếu các nước ngừng cung cấp tài trợ cho tổ chức này trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 22/5, Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về người tị nạn (UNHCR) cho biết khoảng 60.000 đến 90.000 người ở Sudan đã sơ tán sang nước láng giềng CH Chad kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng trước.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ngày 29/8 đã bày tỏ quan ngại về một cuộc khủng hoảng lớn hơn mới chỉ bắt đầu ở Afghanistan và đối với 39 triệu người dân quốc gia Tây Nam Á này trong bối cảnh hoạt động sơ tán ở Kabul sẽ “hạ nhiệt” trong vài ngày tới.
Ngày 13/10, Azerbaijan và Armenia lại cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn mới đạt được cuối tuần qua tại khu vực xung đột Nagorny-Karabakh, làm dấy lên quan ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đây.
Trong thông điệp Giáng sinh 2018, Giáo hoàng Francis đã cầu nguyện hòa bình đến với các khu vực đang xảy ra xung đột trên thế giới như Syria và Yemen, nơi những người dân đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất.
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn thông cáo chính thức của Ủy ban châu Âu (EC), cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định viện trợ thêm 90 triệu euro (tương đương 101,7 triệu USD) để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Yemen.