Armenia hy vọng sẽ ký kết thỏa thuận hòa bình với Azerbaijan trong những tháng tới và thiết lập quan hệ ngoại giao với Baku.
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn hãng tin TASS cho biết Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ngày 17/10 tuyên bố Yerevan sẵn sàng ký thỏa thuận hòa bình với Azerbaijan vào cuối năm nay và sẽ đảm bảo an toàn cho tất cả công dân Azerbaijan trên lãnh thổ.
Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolay Patrushev cho biết giới chức Ukraine từng sẵn sàng giải quyết xung đột với Nga nhưng đã từ bỏ dưới áp lực của Mỹ.
Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời ông Armen Grigoryan - Thư ký Hội đồng An ninh Armenia - ngày 4/6 nhận định hiện có cơ hội để Yerevan và Baku ký thỏa thuận hòa bình vào cuối năm 2023, qua đó chấm dứt cuộc xung đột kéo dài suốt nhiều thập kỷ.
Ngày 26/5, Đại sứ Azerbaijan tại Pháp, bà Leyla Abdoullayeva cho biết Azerbaijan và Armenia có thể ký thỏa thuận hòa bình liên quan đến cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ về vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorny-Karabakh khi lãnh đạo hai nước gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng chính trị châu Âu (EPC) tại Chisinau (Moldova) vào ngày 1/6 tới.
Theo phóng viên TTXVN tại London, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 12/4 đã hội đàm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak tại thành phố Belfast ở Bắc Ireland trong chuyến thăm chưa đầy 24 giờ để kỷ niệm 25 năm ngày ký thỏa thuận hòa bình "Ngày thứ Sáu tốt lành".
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, tuần tới Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh bắt đầu bước vào giai đoạn đàm phán căng thẳng nhằm giải quyết tranh cãi về mối quan hệ thương mại hậu Brexit (Anh rời khỏi EU), trước lễ kỷ niệm ngày ký thỏa thuận hòa bình của Bắc Ireland vào tháng 4 tới.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 9/8, Liên minh châu Âu (EU) đã hoan nghênh việc chính quyền quân sự của CH Chad và các nhóm phiến quân ký thỏa thuận hòa bình ở Doha, Qatar, đồng thời đánh giá cao việc Qatar ủng hộ tiến trình này.
Bà Valentina Matviyenko, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện Nga), cho biết Nga sẵn sàng đàm phán và ký các thỏa thuận hòa bình với với Ukraine.
Nhật Bản có thủ tướng cùng nội các mới và Israel ký thỏa thuận hòa bình lịch sử với UAE và Bahrain là hai sự kiện quốc tế đáng quan tâm trong tuần qua.
Ngày 20/8, ông Azzam el-Ahmad - thành viên cấp cao phong trào Fatah của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho rằng quyết định ký thỏa thuận hòa bình với Israel sẽ cô lập Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với thế giới Arab.
Lầu Năm Góc ngày 2/3 đã đưa ra các kế hoạch cho hoạt động rút quân đầu tiên khỏi Afghanistan, trong khi cho rằng tình trạng bạo lực ở quốc gia Nam Á này không thể chấm dứt ngay hoàn toàn thậm chí sau khi Washington và Taliban ký thỏa thuận hòa bình hôm 29/2.
Ngày 29/2, tại thủ đô Doha của Qatar, Mỹ và Taliban đã ký một thỏa thuận hòa bình, mở đường cho tiến trình rút binh sĩ Mỹ khỏi Afghanistan.
Ngày 29/2, các thủ lĩnh Taliban đã lệnh cho toàn bộ các tay súng thuộc lực lượng này "không thực hiện bất kỳ hình thức tấn công nào" trước thềm lễ ký một thỏa thuận với các nhà ngoại giao Mỹ để mang lại hòa bình cho Afghanistan.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Mỹ sẽ ký một thỏa thuận giảm hiện diện quân sự tại Afghanistan chỉ khi thỏa thuận “giảm bạo lực” với lực lượng Taliban thành công.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình CBS News của Mỹ ngày 23/2, Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump, ông Robert O'Brien cho biết Mỹ có thể sẽ không ký thỏa thuận hòa bình với nhóm phiến quân Taliban ở Afghanistan nếu nhóm này không tuân thủ thỏa thuận giảm bạo lực.
Ngày 29/12, Tabiban thông báo nhóm Hồi giáo này đã nhất trí lệnh ngừng bắn tạm thời trên phạm vi toàn lãnh thổ Afghanistan, để mở đường cho việc ký thỏa thuận hòa bình với Mỹ.
Ngày 24/12, chính phủ chuyển tiếp Sudan và một phe phái đối lập đã đạt được thỏa thuận hòa bình, mở đường cho những nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài suốt nhiều năm qua tại quốc gia châu Phi này.
Tổng thống Mozambique - ông Filipe Nyusi và lãnh đạo đảng đối lập Phong trào kháng chiến Mozambique (Renamo) Ossufo Momade ngày 1/8 đã ký thỏa thuận mang tính bước ngoặt, chính thức chấm dứt 27 năm thù địch, sau cuộc nội chiến kéo dài suốt 15 năm qua - đồng thời là cuộc nội chiến đầu tiên ở quốc gia ở miền Nam châu Phi này.
Chính phủ Cộng hòa (CH) Trung Phi và 14 nhóm vũ trang ngày 5/2 đã ký thỏa thuận hòa bình mới nhằm chấm dứt nhiều năm giao tranh khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Đây là thỏa thuận thứ bảy được hai bên ký kết kể từ năm 2012.