Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Stephane Dujarric ngày 23/11 đã thông tin tới báo giới rằng cơ quan này lấy làm tiếc về quyết định của Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở.
Ngày 23/11, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, đồng thời cho rằng hành động này sẽ làm ảnh hưởng xấu tới các nỗ lực kiểm soát vũ khí trong tương lai.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, sau khi Mỹ ngày 22/11 thông báo chính thức rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở, Nga cho biết sẽ tìm kiếm sự bảo đảm chắc chắn của các bên còn lại để thúc đẩy thực thi đầy đủ những nghĩa vụ đã cam kết.
Ngày 6/7, Chính phủ hai nước Nga và Belarus bày tỏ lấy làm tiếc đối với quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở.
Theo hãng tin Nga Sputniknews, ngày 30/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cùng các ủy viên thường trực Hội đồng An ninh quốc gia thảo luận về quan điểm của Moskva liên quan đến việc Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, cũng như bàn về số phận của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START).
Việc Nam Mỹ trở thành điểm nóng COVID-19 mới và Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở là vấn đề được quan tâm trong tuần qua.
Sau nhiều lần bóng gió về ý định đơn phương rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, vốn cho phép thực hiện các chuyến bay giám sát phi vũ trang trên không phận 35 quốc gia tham gia thỏa thuận, cuối cùng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã có bước đi để hiện thực hóa.
10 nước châu Âu đã ra tuyên bố chung bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định của Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở - một thỏa thuận mà các nước này xem là đóng vai trò quan trọng góp phần xây dựng lòng tin trong nhiều thập kỷ qua nhằm tăng cường an ninh và sự minh bạch tại khu vực châu Âu-Đại Tây Dương.
Ngày 21/5, Nga lên án kế hoạch của Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, khẳng định rằng việc này sẽ gây phương hại đến an ninh của châu Âu và ảnh hưởng đến chính lợi ích các đồng minh của Mỹ.
Vụ trưởng Vụ quản lý vấn đề không phổ biến và kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga - ông Vladimir Yermakov ngày 12/2 cảnh báo Moskva sẽ buộc phải đáp trả nếu Mỹ quyết định rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 20/8, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan D McCarthy cho biết Washington đang tìm cách phát triển loại tên lửa siêu thanh trang bị đầu đạn hạt nhân bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) với Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 5/8 đã tổ chức cuộc họp khẩn Hội đồng An ninh Quốc gia sau khi Mỹ tuyên bố chính thức rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Hội đồng An ninh Nga ngày 19/6 cảnh báo việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) có thể dẫn tới nguy cơ trở lại thế đối đầu giữa các cường quốc thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Ngày 27/4, Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo việc Tổng thống Donald Trump rút nước Mỹ khỏi Hiệp ước Buôn bán vũ khí quốc tế của Liên hợp quốc (LHQ) sẽ cản trở cuộc chiến chống buôn bán vũ khí bất hợp pháp trên thế giới.
Ngày 4/4, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Alexander Grushko cho biết Moskva sẽ đáp trả kịp thời bằng các biện pháp kỹ thuật-quân sự nếu việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đe dọa tới an ninh của Nga.
Hãng thông tấn Interfax dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 6/2 cho biết Nga sẽ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trong vòng 6 tháng, như một phần đòn đáp trả tương xứng đối với việc Mỹ rút khỏi hiệp ước này.
Ngày 4/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố nước này sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng nếu Mỹ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF), song Moskva vẫn cân nhắc những đề xuất nhằm ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang.
Việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) sẽ không báo hiệu khởi đầu một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Đây là phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đưa ra ngày 4/2.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố từ ngày 2/2, Mỹ rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký với Nga trước đây. Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng quyết định đình chỉ hiệp ước này.
Tổng thống Putin cảnh báo Nga có thể dễ dàng đáp trả việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) bằng cách thiết kế, phát triển những loại tên lửa mặt đất mới.