Trên các thị trường châu Á, nhà đầu tư đang tập trung chờ đợi những dữ liệu kinh tế mới từ thị trường lao động Mỹ và động thái quyết sách từ Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), dự kiến được công bố trong tuần này, để có cái nhìn rõ nét hơn về hướng đi của các loại tài sản.
Thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch 17/10 do các nhà đầu tư lo ngại về xung đột Israel - Hamas, một loạt kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và đồn đoán Mỹ tăng lãi suất.
Giá dầu thế giới giảm 1% trong phiên 3/7 do lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu và khả năng Mỹ tăng lãi suất lấn át sự hỗ trợ từ việc Saudi Arabia và Nga cắt giảm nguồn cung.
Ngày 3/5 (giờ địa phương), Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã tăng lãi suất cho vay qua đêm thêm 0,25 điểm phần trăm, lên khoảng 5,00-5,25%. Đây là lần tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp của FED kể từ tháng 3/2022.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ngày 22/3 đã tăng lãi suất cho vay đúng như dự kiến là 0,25 điểm, tiếp tục chu kỳ giải quyết lạm phát cao, đồng thời cảnh báo rằng những rắc rối liên quan đến ngân hàng gần đây có thể ảnh hưởng đến các hộ gia đình và doanh nghiệp.
Trong phiên giao dịch chiều 20/2, các thị trường chứng khoán châu Á hầu hết đi lên, khi nhà giao dịch cân nhắc khả năng Mỹ tăng lãi suất nhiều hơn nhằm giảm lạm phát.
Giá dầu châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 3/11 do Mỹ tăng lãi suất đã đẩy đồng USD tăng và làm gia tăng lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu sẽ làm giảm nhu cầu nhiên liệu, mặc dù đà giảm giá dầu bị hạn chế bởi lo ngại nguồn cung dầu mỏ thắt chặt.
Giá vàng châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 17/10 do đồng USD giảm nhẹ, nhưng việc Mỹ tăng lãi suất mạnh đã hạn chế đà tăng của vàng vốn là tài sản không sinh lời.
Giá vàng châu Á giảm trong phiên giao dịch chiều 30/8 do đồng USD tăng, trong khi triển vọng Mỹ tăng lãi suất mạnh trong một thời gian dài cũng làm mất đi sự hấp dẫn của vàng.
Giá dầu tại thị trường châu Á phục hồi trong phiên giao dịch ngày 16/6, từ mức giảm mạnh trong phiên trước đó, do nguồn cung thắt chặt và mức tiêu thụ cao điểm vào mùa Hè. Diễn biến này xảy ra sau khi Mỹ tăng lãi suất mạnh làm dấy lên lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế chậm lại và nhu cầu nhiên liệu ít hơn.
Khép lại phiên giao dịch chiều 3/5, các thị trường chứng khoán châu Á đều giảm điểm trong bối cảnh nhà đầu tư thận trọng trước triển vọng Mỹ tăng lãi suất và khả năng các ngân hàng trung ương khác hành động tương tự để kiểm soát lạm phát.
Giá dầu châu Á giảm xuống mức thấp của hai tuần trong chiều 25/4, nới rộng mức giảm so với tuần trước đó do những lo ngại gia tăng về các biện pháp phong tỏa kéo dài tại Thượng Hải và khả năng Mỹ tăng lãi suất sẽ làm “tổn thương” đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu đối với nhiên liệu.
Giá vàng châu Á giảm trong phiên chiều 11/2, do sức hấp dẫn của kim loại quý này như một rào cản ngăn ngừa lạm phát chịu ảnh hưởng xấu bởi chi phí tăng thúc đẩy dự đoán về một đợt tăng lãi suất lớn của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tháng tới.
Giá vàng thế giới tăng lên mức cao nhất gần hai tuần qua trong phiên giao dịch 8/2, với lực đẩy đến từ những lo ngại lạm phát gia tăng và căng thẳng Nga – Ukraine, bất chấp kỳ vọng việc Mỹ tăng lãi suất sẽ hạn chế mức tăng của kim loại quý này.
Theo kênh CNBC đó là nhận định của nhà kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại công ty dịch vụ tài chính Moody’s Analytics.
Giá vàng kỳ hạn tại sàn giao dịch COMEX của thị trường New York (Mỹ) giảm trong ngày 7/2 khi giới đầu tư tập trung vào những dự đoán về việc Mỹ tăng lãi suất.
Trong phiên sáng ngày 9/11, tại thị trường châu Á, giá vàng được giao dịch gần mức thấp nhất của ba tháng trong bối cảnh báo cáo việc làm khả quan trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ đã củng cố đồn đoán Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất vào tháng 12 tới.
Lãi suất tại Mỹ tăng thì các khoản vay mượn bằng USD sẽ thành đắt hơn và gây khó khăn cho các nước đã vay quá nhiều tiền USD khi đồng USD còn rẻ.