Với 3 cửa sông chính chảy ra Biển Đông là cửa Soài Rạp (khu vực Vàm Láng, huyện Gò Công Đông), Cửa Tiểu và Cửa Đại (sông Tiền), bờ biển Gò Công dài 32 km, tỉnh Tiền Giang là môi trường thuận lợi cho các loài hải sản sinh sôi, phát triển.
Các địa phương ven biển tỉnh Quảng Ninh đang tích cực lập lại trật tự nuôi trồng hải sản trên biển; trong đó, thực hiện song hành giám sát chặt chẽ việc tháo dỡ lồng bè nuôi trái phép với thu gom rác thải, bảo vệ môi trường biển.
Các công ty khởi nghiệp công nghệ của Indonesia đang đánh cược số tiền lớn vào lĩnh vực nuôi hải sản. Điều này không có gì quá ngạc nhiên bởi quần đảo này là nơi có một trong những đường bờ biển dài nhất thế giới và hơn 18.000 hòn đảo lớn nhỏ.
Tận dụng lợi thế có bờ biển dài 32 km cùng 3 cửa sông chính chảy ra biển Đông là cửa Soài Rạp (khu vực Vàm Láng Gò Công Đông), Cửa Tiểu và Cửa Đại (sông Tiền), tỉnh Tiền Giang đẩy mạnh phát triển nghề nuôi hải sản.
Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ từ thượng nguồn sông Kỳ Lộ đổ về đầm Ô Loan nhiều, nhưng cửa biển An Hải, xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, đã bị bồi lấp, nước lũ không thể thoát ra biển mà đổ trực tiếp về vùng nuôi hải sản Lễ Thịnh, thôn Phú Lương, xã An Ninh Đông.
Nuôi trồng thủy hải sản vẫn là thế mạnh giúp người dân ven biển Cà Mau, Kiên Giang phát triển kinh tế vững chắc. Năm 2013, sản lượng nuôi trồng của 2 tỉnh đã đạt hơn 430.000 tấn, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước
Tỉnh Kiên Giang hiện có 1.300 lồng bè nuôi hải sản trên biển, trong đó có 400 lồng bè mới phát triển thêm trong những tháng đầu năm 2011. Vật nuôi chủ yếu gồm: Tôm hùm, cá mú, cá hường, cá cam, cá bốp, cá mao ếch... với tổng sản lượng thu được cả năm ước đạt từ 12.000 đến 15.000 tấn.