Các công ty khởi nghiệp góp công phát triển ngành nuôi hải sản Indonesia

Các công ty khởi nghiệp công nghệ của Indonesia đang đánh cược số tiền lớn vào lĩnh vực nuôi hải sản. Điều này không có gì quá ngạc nhiên bởi quần đảo này là nơi có một trong những đường bờ biển dài nhất thế giới và hơn 18.000 hòn đảo lớn nhỏ.

Chú thích ảnh
Máy cho cá ăn tự động của eFishery tại West Java, Indonesia. Ảnh: Bloomberg 

Kênh CNBC (Mỹ) cho biết vào năm 2022, một số công ty khởi nghiệp Indonesia đã huy động được hàng triệu USD từ các nhà đầu tư lớn dành cho lĩnh vực này. Những cái tên nổi bật là eFishery (90 triệu USD), Aruna (30 triệu USD), Delos (8 triệu USD) và FishLog (3,5 triệu USD).

CEO của Aruna - Farid Naufal Aslam cho biết: “Indonesia là quốc giá đánh bắt thủy sản tự nhiên lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Và chúng tôi đứng thứ ba về sản lượng nuôi thủy sản sau Trung Quốc và Ấn Độ. Nhưng nếu nói về giá trị xuất khẩu, Indonesia chỉ đứng thứ 12 trên thế giới”.

CEO của Insignia Ventures Partners- đơn vị có trụ sở tại Singapore đã đầu tư vào FishLog- ông Yinglan Tan cho biết: “Ngành thủy sản của Indonesia có rất nhiều người theo truyền thống cũ đã truyền lại hoạt động kinh doanh từ thế hệ này sang thế hệ khác”. Theo ông Tan, nhân lực trong ngành nuôi thủy sản của Indonesia cần công nghệ hiệu quả hơn và quy trình tốt hơn.

CEO của eFishery là Gibran Huzaifah Amsi El Farizy nhận xét: “Cách duy nhất mà ngành công nghiệp này có thể phát triển là khi người nuôi hải sản phát triển. Nếu họ không phát triển và mở rộng kinh doanh, chúng tôi thực sự không thể sản xuất nhiều cá hơn”.

eFishery giúp ngư dân tối ưu hóa quy trình của họ thông qua máy cho ăn tự động và ứng dụng di động. Máy cho ăn tự động phát hiện mức độ đói của cá và tôm thông qua chuyển động của chúng, giúp ngăn ngừa một vấn đề phổ biến trong quy trình thủ công: cho ăn quá nhiều và thiếu. Farizy bắt đầu nuôi cá da trơn vào năm 2009 khi còn là sinh viên để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Khi tốt nghiệp, anh quản lý 76 ao nuôi và bắt đầu khám phá cách sử dụng công nghệ để giúp đỡ người nuôi cá.

Farizy cho biết: “Chi phí thức ăn chiếm 70%-90% tổng chi phí. Vì vậy cho ăn tự động có thể tăng năng suất và giảm chi phí”. Anh nói rằng máy cho ăn tự động có thể giảm 28% chi phí cho ăn.

Trong khi đó, công ty khởi nghiệp Aruna giúp kết nối những người nuôi thủy sản quy mô nhỏ của Indonesia với người mua. Arun tuyên bố hợp tác với 40.000 người nuôi trên 170 địa điểm.

CEO của Aruna - Farid Naufal Aslam tuyên bố rằng những người nuôi hải sản hợp tác với Aruna đã có thể bán sản phẩm của họ cao hơn tới 50%. Và theo báo cáo của Trung tâm Thực hành và Đầu tư Tác động, Đại học Quản lý Singapore, người nuôi đã đạt được mức tăng thu nhập từ 3 đến 12 lần thông qua Aruna.

Ông Aslam nói: “Người nuôi sẽ sản xuất những gì thị trường cần. Nó làm cho chuỗi cung ứng hiệu quả hơn và tăng thu nhập cho họ vì họ biết loại cá họ phải đánh bắt và những gì họ có thể bán với giá cao hơn”.

Hà Linh/ Báo Tin tức (Theo CNBC)
Indonesia hướng đến mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa các quốc gia trong khu vực
Indonesia hướng đến mục tiêu thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa các quốc gia trong khu vực

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi khẳng định với tư cách Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2023, Indonesia hướng tới mục tiêu thúc đẩy hợp tác cụ thể và toàn diện hơn giữa các quốc gia trong khu vực.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN