Nhật Bản có kế hoạch xem xét lại Luật các lực lượng phòng vệ (SDF) và định rõ việc thực hiện quyền phòng vệ tập thể là một “nhiệm vụ ưu tiên” của Quân đội Nhật Bản.
Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố Tokyo không nên áp đặt các giới hạn địa lý đối với các địa điểm mà Lực lượng Phòng vệ (SDF) có thể được triển khai đến để bảo vệ các đồng minh trong quyền phòng vệ tập thể.
Sách Trắng quốc phòng 2014 khẳng định việc Nhật Bản thay đổi cách diễn giải về Hiến pháp cho phép chính phủ sử dụng quyền phòng vệ tập thể có ý nghĩa "lịch sử” trong bối cảnh nước này đang tìm cách tăng cường vai trò an ninh và đối phó với các mối đe doạ đang gia tăng.
Ông Abe đã nêu ra 8 kịch bản có thể viện đến quyền phòng vệ tập thể, nhưng phải đáp ứng 3 điều kiện cứng được Nội các nước này thông qua hôm 1/7
Những sửa đổi mới nhất trong chính sách an ninh thời hậu chiến của Nhật Bản liên quan việc thực thi quyền phòng vệ tập thể sẽ là trọng tâm cuộc hội đàm ngày 11/7 tới giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel và người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 6/7 cho biết ông định bổ nhiệm một vị trí bộ trưởng phụ trách vấn đề an ninh và người này sẽ có nhiệm vụ rà soát, đưa ra các luật liên quan cần thiết để thực hiện quyền phòng vệ tập thể.
Hàn Quốc đã chỉ trích quyết định của Nhật Bản nhằm diễn giải lại Hiến pháp hòa bình của nước này theo cách thức sẽ cho phép Tokyo thực thi quyền phòng vệ tập thể.
Hậu quả lớn đầu tiên là Nhật Bản giờ đây có thể gần gũi hơn với Australia, Ấn Độ và Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong các vấn đề an ninh nhằm tạo ra một hệ thống kiểm soát và chống Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ví việc thay đổi chính sách an ninh theo đó cho phép Nhật Bản thực hiện quyền phòng vệ tập thể có tầm quan trọng ngang với những thay đổi chấn động thời Minh Trị - những thay đổi đã khai sinh ra nước Nhật hiện đại.
Hai nước láng giềng của Nhật Bản tại Đông Bắc Á là Trung Quốc và Hàn Quốc đã phản ứng khá thận trọng trước quyết định triển khai quyền phòng vệ tập thể của Tokyo.
Ngày 1/7, Mỹ đã hoan nghênh động thái có tính lịch sử của Nhật Bản nhằm mở rộng quyền của quân đội nước này thông qua việc diễn giải lại các điều khoản của bản hiến pháp do Mỹ áp đặt.
Ngày 1/7, Nhật Bản đã nới lỏng những hạn chế đối với quân đội nước này, qua đó cho phép quân đội tham chiến để bảo vệ các đồng minh.
Các chính đảng trong liên minh cầm quyền ở Nhật Bản đã nhất trí về một sửa đổi lớn trong chính sách an ninh thời hậu chiến của nước này, qua đó cho phép thực thi quyền phòng vệ tập thể bằng cách giải thích lại bản Hiến pháp hòa bình.
55,4% số người được hỏi bày tỏ quan điểm phản đối Chính phủ Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm tự áp đặt liên quan đến việc thực thi quyền phòng vệ tập thể, tăng so với tỷ lệ 48,1% của tháng trước.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có kế hoạch vào cuối tháng 8 tới sẽ thành lập một vị trí bộ trưởng Nội các phụ trách sửa đổi khuôn khổ pháp lý nhằm dỡ bỏ lệnh cấm thực hiện quyền phòng vệ tập thể mà nước này tự áp đặt.
Kết quả điều tra của hãng tin Kyodo ngày 18/5 cho biết 48,1% số người được hỏi bày tỏ phản đối việc Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể so với 39% ủng hộ.
Ngày 15/5, Mỹ hoan nghênh thông báo của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe rằng chính phủ của ông sẽ xem xét dỡ bỏ lệnh cấm mà nước này tự áp đặt đối với việc sử dụng quyền phòng thủ tập thể.
Trong nội bộ liên minh cầm quyền của Nhật Bản hiện nay, xu hướng cho rằng cần có thêm thời gian để thảo luận việc có nên cho phép Nhật Bản sử dụng quyền phòng vệ tập thể hay không, đang ngày một gia tăng.
Trong bối cảnh Chính phủ Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe xúc tiến giải nghĩa lại nội dung Hiến pháp nhằm khôi phục "quyền phòng vệ tập thể", Tokyo đã khẳng định rằng sẽ chỉ thực hiện quyền này khi xảy ra tình trạng khẩn cấp trên bán đảo Triều Tiên với sự chấp thuận của Hàn Quốc.
Hơn 50 hội đồng địa phương trên khắp Nhật Bản đã trình kiến nghị lên Quốc hội nước này phản đối Thủ tướng Shinzo Abe vận động nhằm tiến tới thực hiện quyền phòng vệ tập thể bằng cách thay đổi cách hiểu đối với bản Hiến pháp hòa bình.