Tây Phi đang trở thành điểm nóng khủng bố toàn cầu khi các nhóm thánh chiến liên kết với al Qaeda và Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) gia tăng bạo lực. Khu vực Sahel trải dài qua Burkina Faso, Mali và Niger hiện là trung tâm hoạt động của các tổ chức khủng bố, đe dọa an ninh khu vực và quốc tế.
Ngày 30/8 (giờ địa phương), quân đội Đức đã rời khỏi căn cứ không quân tại Niger do chính quyền quân sự nước này điều hành, qua đó hoàn thành việc rút binh sĩ Đức khỏi quốc gia vùng Sahel bất ổn này.
Một quan chức cấp cao Liên hợp quốc đã cảnh báo rằng nhiều khu vực rộng lớn của Sahel có thể nằm dưới sự kiểm soát của nhóm thánh chiến khủng bố này.
Ít nhất 8 người đã thiệt mạng, trong đó có một thiếu nữ 15 tuổi, khi một tòa nhà tại khu vực Al-Sahel thuộc quận Rod El-Farag ở thủ đô Cairo bị sập ngày 3/8.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) ngày 7/6 đã kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động ngay lập tức để ngăn chặn tình trạng dân thường phải di dời ở khu vực Sahel đầy bất ổn của châu Phi, nơi đang chứng kiến cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng tồi tệ.
Ngày 28/5, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng Liên minh châu Âu (EU) ở Brussels đã thông qua các kết luận về an ninh và quốc phòng trong bối cảnh phức tạp chưa từng có với nhiều mối đe dọa và thách thức chồng chéo, điển hình như cuộc xung đột Nga - Ukraine và tình hình leo thang căng thẳng ở Trung Đông, vùng Sahel và nhiều khu vực khác trên thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 26/5, Bộ Quốc phòng Niger cho biết 5 quốc gia Sahel đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn ở miền Tây nước này. Đây là cuộc tập trận đầu tiên giữa 5 nước tại khu vực có lực lượng thánh chiến hoạt động mạnh.
Mỹ dự kiến sẽ mất quyền tiếp cận căn cứ máy bay không người lái quan trọng ở Niger mà nước này sử dụng để chống lại IS ở Sahel, trong bối cảnh sự hiện diện của Nga ngày càng tăng.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 29/4, quân đội Mali thông báo đã tiêu diệt một thủ lĩnh cấp cao của nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Sahel (EIS), Abou Houzeifa, người được biết đến với cái tên Hugo và đang bị Mỹ truy nã.
Trên chiến trường giành ảnh hưởng của các cường quốc ở Niger và các nước láng giềng khu vực Sahel, Nga đang ghi được những điểm ấn tượng.
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn báo cáo mới nhất của Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) cho biết khu vực Sahel và châu Phi cận Sahara nói chung đã trở thành điểm nóng khủng bố toàn cầu, vượt qua cả Trung Đông. Gần một nửa số người thiệt mạng do tấn công khủng bố trên toàn thế giới là ở khu vực này,
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao của Mali, Niger và Burkina Faso đã nhóm họp tại thủ đô Ouagadougou của Burkina Faso, trong đó tái khẳng định việc thành lập Liên minh các quốc gia Sahel (AES) và lập trường chung đối với tổ chức Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS).
Ngày 22/1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bắt đầu chuyến công du 1 tuần tới khu vực Tây Phi trong bối cảnh an ninh tại khu vực Sahel đang xấu đi. Đây sẽ là chuyến công du đầu tiên của ông tới Nam sa mạc Sahara trong 10 tháng qua.
Niger ca ngợi việc Pháp rút quân là một “bước tiến tới chủ quyền”. Nhưng các chuyên gia cho rằng động thái này có tác động lớn với nước này, khu vực Sahel và xa hơn nữa.
Mali, Niger và Burkina Faso đã ký hiệp ước an ninh Sahel, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, hoặc đe dọa trong nội bộ với chủ quyền của họ.
Ngày 16/9, 3 quốc gia thuộc khu vực Sahel là Mali, Niger và Burkina Faso đã ký kết một hiệp ước an ninh, trong đó các bên cam kết sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp xảy ra bạo loạn hoặc hành động can thiệp từ bên ngoài.
Ngày 6/9, chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda tại vùng Sahel của châu Phi Jama'a Nusrat ul-Islam wa al-Muslimin (JNIM) thừa nhận đã tiến hành vụ tấn công nhằm vào các lực lượng ở tỉnh Yatenga của Burkina Faso, làm hơn 50 người thiệt mạng.
Tiếp nối Guinea, Mali, Burkina Faso, Niger..., cuộc đảo chính mới nhất ở Gabon có thể coi là một phần của xu hướng khu vực rộng lớn ở Sahel và Tây Phi với làn sóng lật đổ chính quyền, đẩy châu Phi vào bất ổn.
Cuộc đảo chính mới đây ở Niger đã đặt ra câu hỏi liệu Mỹ có tiếp tục duy trì lực lượng 1.100 binh sĩ được cho là chìa khóa để ngăn chặn các tay súng Hồi giáo ở khu vực Sahel tại quốc gia Tây Phi này hay không?