Quân đội Mỹ ngày 30/9 đã công bố một đoạn video cáo buộc chiến đấu cơ Su-35 của Nga có hành động không an toàn khi bị máy bay của Mỹ chặn lại gần Alaska vào tuần trước.
Một thiết bị bay không người lái MQ-9 Reaper của liên minh do Mỹ dẫn đầu ngày 12/7 đã tiếp cận máy bay Su-35 của Nga ở khoảng cách nguy hiểm trong lúc làm nhiệm vụ tại tỉnh Homs của Syria.
Một máy bay chiến đấu của Nga đã rơi xuống biển ngoài khơi cảng Sevastopol ở Crimea hôm 28/3, tờ Telegragh (Anh) dẫn lời Thống đốc khu vực Mikhail Razvozhayev cho biết. Đoạn video được công bố trên nền tảng truyền thông xã hội Telegram cho thấy chiếc Su-35 bốc cháy trong khi rơi tự do ở Biển Đen. Sau khoảng 15 giây rơi tự do, máy bay đã phát nổ thành quả cầu lửa khi chạm mặt nước. Khói bốc ra từ hiện trường vụ tai nạn sau khi ngọn lửa tắt.
Theo người phát ngôn quân đội Ukraine Yury Ignat, máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga là một trong những máy bay tốt nhất.
Ít ngày sau khi một UAV của Mỹ bị rơi ở Biển Đen, một máy bay chiến đấu của Nga đã xuất kích chặn đầu hai máy bay ném bom hạt nhân của Mỹ trên Biển Baltic.
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn tin của truyền thông nhà nước Iran ngày 11/3 cho biết nước này đã hoàn tất thỏa thuận mua máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 của Nga, trong bối cảnh hợp tác quốc phòng song phương ngày càng sâu sắc.
Sự thay đổi địa chính trị do cuộc xung đột Nga - Ukraine đã đưa Tehran và Moskva xích lại gần nhau hơn bao giờ hết. Hiện Iran có kế hoạch mua các máy bay chiến đấu tiên tiến Sukhoi Su-35 của Nga và điều này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cán cân địa chính trị trong khu vực.
Iran sẽ nhận được các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-35 của Nga vào tháng 3 tới, nằm trong gói đặt hàng quân sự mới gồm các hệ thống phòng thủ, tên lửa và máy bay trực thăng…
Mhững chiến lợi phẩm như Su-35, Ka-52 hay xe tăng T-90M Proryv mà quân Ukraine thu thập được trong chiến sự đã giúp Mỹ nghiên cứu các vũ khí, phương tiện hiện đại của Nga. Trong khi đó, Nga cũng tìm hiểu vũ khí mới của Mỹ như hệ thống HIMARS hay tên lửa chống tăng Javelin và tất cả cũng từ chiến trường Ukraine.
Ông Ismail Demir, Chủ tịch Cục Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSB) cho biết Ankara sẽ cân nhắc mua tiêm kích Su-35 của Nga nếu không thể mua chiến đấu cơ F-16 từ Mỹ.
Ngày 4/9, Tư lệnh Không quân Iran Hamid Vahedi cho biết việc mua các chiến đấu cơ Su-35 của Nga nằm trong chương trình nghị sự của lực lượng này.
Vật lộn với những trở ngại về tài chính và chính trị, Indonesia đã từ chối mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga.
Trung tâm Kiểm soát quốc phòng quốc gia (NDCC) Nga ngày 7/8 thông báo 3 máy bay tiêm kích Su-35 của Nga đã được triển khai để chặn một máy bay ném bom chiến lược của Mỹ ở vùng biển Okhotsk.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 19/6 cho biết Nga đã điều 3 máy bay chiến đấu Su-30, Su-35 và MiG-31 tới chặn 2 máy bay ném bom chiến lược B-52H của Mỹ bay trên Biển Okhotsk, ngoài khơi bờ biển Viễn Đông của Nga.
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin Hải quân Mỹ cho rằng máy bay tiêm kích Nga đã chặn một máy bay do thám của Mỹ trên không phận Địa Trung Hải.
Hè vừa qua, Washington tuyên bố loại Ankara ra khỏi chương trình sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 của tập đoàn Lockheed (Mỹ) sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu nhận hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Trên đường trở về Thổ Nhĩ Kỳ từ Nga sau chuyến tham quan Triển lãm Hàng không Quốc tế MAKS-2019, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tỏ ra quan tâm tới việc mua máy bay chiến đấu Su-35 và Su-57 của Nga.
Một nguồn tin quân sự Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18/7 cho biết Tổng thống Tayyip Erdogan sẽ nghiên cứu khả năng mua máy bay tiêm kích Su-35 của Nga.
Kênh truyền hình Zvezda chủ đề quân sự tối 16/6 đã chia sẻ một clip hai chiếc máy bay chiến đấu SU-35 và SU-30 của Nga được tiếp nhiên liệu trên không. Cảnh quay được thực hiện từ khoang lái của một trong hai chiếc máy bay chiến đấu hiện đại hàng đầu của Nga.
Ngày 5/6, Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ thông tin của Hạm đội 6 thuộc lực lượng Hải quân Mỹ về việc tiêm kích Su-35 của Nga đã chặn máy bay Р-8А Poseidon của Mỹ ở Địa Trung Hải "không an toàn", đặt máy bay Mỹ vào tình thế nguy hiểm.