Ngày 18/9, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1000/QĐ-TTg bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế để thực hiện hoạt động tiêm chủng mở rộng.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), 50 năm qua, vaccine đã góp phần cứu sống 154 triệu người, tương đương trung bình 6 người/phút, trong số đó có rất nhiều trẻ nhỏ.
Chiều 20/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 của Bộ Y tế.
Hãng hàng không Quốc gia (Vietnam Airlines) tiếp tục đồng hành cùng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia năm 2024 và sẽ vận chuyển miễn cước 30 tấn vaccine của chương trình từ nay đến cuối năm.
Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đề xuất nhu cầu vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng 6 tháng cuối năm 2024, toàn bộ năm 2025 và 6 tháng đầu năm 2026. Theo đó, từ nay đến đầu năm 2026, Thành phố cần khoảng 1,4 triệu liều vaccine các loại phục vụ nhu cầu tiêm chủng mở rộng trên địa bàn.
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến ngày 12/6, trên địa bàn ghi nhận 30 ca bệnh ho gà, trong đó có 90% ca bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi và 40% ca bệnh ở trẻ dưới 2 tháng tuổi - đây là độ tuổi chưa đến tuổi tiêm chủng mũi đầu tiên trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), chính phủ các nước, Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) đã có những hỗ trợ to lớn cho chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua.
Thông tin từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, hiện các cơ sở thực hiện Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên địa bàn đã có đầy đủ các loại vaccine tiêm chủng.
Ngày 22/4, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia (Bộ Y tế) vừa phân bổ cho Thành phố 13.000 liều vaccine 5 trong 1. Đây là loại vaccine liên tục rơi vào tình trạng khan hiếm trong thời gian qua.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, từ ngày 5/2, Burkina Faso đã trở thành quốc gia thứ 2 ở châu Phi đưa vaccine phòng sốt rét vào chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đồng hành cùng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia năm 2024, Vietnam Airlines vận chuyển miễn phí vaccine trên các chặng bay giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Cam Ranh, Buôn Ma Thuột, nhằm hỗ trợ cung ứng vaccine nhanh chóng, kịp thời, an toàn cho các địa phương.
Ngày 7/1, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh thông tin, bên cạnh triển khai tiêm chủng vaccine 5 trong 1, Thành phố tiếp tục triển khai tiêm chủng thêm các vaccine khác trong chương trình Tiêm chủng mở rộng từ nguồn vaccine do Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh phân bổ.
Sau một thời gian dài gián đoạn tiêm chủng miễn phí, bắt đầu từ ngày 2/1, các trạm y tế trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã triển khai tiêm vaccine 5 trong 1 cho trẻ. Đây là vaccine từ nguồn Chính phủ Úc viện trợ cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc.
Có 10 loại vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng sẽ nhanh chóng được tiến hành phân bổ, chuyển đến các địa phương ngay những ngày đầu tháng 1/2024.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 224/NQ-CP về việc bảo đảm kinh phí mua sắm vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo Tin tức về công tác khắc phục tình trạng thiếu vaccine, đảm bảo vaccine cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng để tiêm cho trẻ trong thời gian tới.
Chiều 28/12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, sau thời gian thiếu hụt vaccine, vào lúc 16 giờ chiều nay, TP Hồ Chí Minh đã nhận được 8.100 liều vaccine trong tổng số 467.800 liều DPT-VGB-Hib từ Chính phủ Úc viện trợ cho chương trình Tiêm chủng mở rộng của Việt Nam, thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết đã phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiến hành phân bổ vaccine DPT-VGB-Hib (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib) để phục vụ nhu cầu tiêm chủng mở rộng.
Tình trạng khan hiếm vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng kéo dài đã diễn ra tại TP Hồ Chí Minh. Nhiều phụ huynh phải tìm đến các cơ sở tiêm chủng dịch vụ, trong khi đó có người phải chấp nhận chờ đợi vaccine Tiêm chủng mở rộng vì điều kiện kinh tế khó khăn. Các chuyên gia cho rằng, việc thiếu vaccine kéo dài có thể tạo nên “lỗ hổng” miễn dịch trong cộng đồng.
Ngày 20/12, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, Bộ Y tế dự kiến sẽ phân bổ 14.400 liều vaccine DPT-VGB-Hib trong tổng số 490.600 liều từ Chính phủ Úc viện trợ cho Chương trình tiêm chủng mở rộng, thông qua Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc. Dự kiến, lượng vacicne này đủ sử dụng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong thời gian khoảng từ 1,5 đến 2 tháng.