Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 23/2, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và 27 đối tác đã phát động chiến dịch quyên góp 112 triệu USD để hỗ trợ khẩn cấp cho hơn 1,4 triệu người di cư và cộng đồng tiếp nhận người di cư ở vùng Sừng châu Phi, Yemen và miền Nam châu Phi.
Ngày 24/9, truyền thông Thụy Sĩ đưa tin nhà chức trách nước này đã quyết định tăng cường kiểm soát biên giới với Italy và từ chối tiếp nhận người di cư từ đảo Lampedusa.
Chính phủ mới của Italy đã đóng cửa các cảng đối với các tàu cứu hộ do các tổ chức phi chính phủ (NGO) điều hành và nhấn mạnh rằng các quốc gia có tàu treo cờ phải tiếp nhận người di cư. Rome đã cấp cho Humanity 1 quyền vào cảng để kiểm tra sức khỏe cho 179 người di cư đang có mặt trên tàu.
Trước tình trạng số trẻ em di cư không có người lớn đi kèm tăng cao tại khu vực biên giới miền Nam, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh mở cửa trở lại một cơ sở tiếp nhận tạm thời. Tính đến ngày 2/3, cơ sở này có hơn 200 trẻ vị thành niên tuổi từ 13-17 đang cư trú.
Ngày 22/9, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz đã bày tỏ phản đối bất kỳ kế hoạch nào quy định bắt buộc các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) phải tiếp nhận người tị nạn, trong bối cảnh Ủy ban châu Âu (EC) chuẩn bị công bố một chiến lược mới nhằm giải quyết bài toán di cư ở "Lục địa Già".
Một tàu đánh cá chở 367 người di cư đã cập đảo Lampedusa của Italy rạng ngày 30/8, trong bối cảnh Thị trưởng Lampedusa, ông Toto Martello cảnh báo sẽ phát động một cuộc tổng đình công trên đảo để phản đối Chính phủ Italy "làm ngơ" không có biện pháp hỗ trợ khu vực này đối phó với vấn đề người di cư.
Ngày 7/7, Bộ trưởng Nội vụ Đức đã lên tiếng kêu gọi những người đồng cấp Liên minh châu Âu (EU) nhất trí về một giải pháp tốt hơn trong việc phân bổ lượng người di cư được giải cứu khi tìm cách vượt Địa Trung Hải đến các nước châu Âu.
Ngày 23/9, Malta thông báo 5 nước trong Liên minh châu Âu (EU) 5 gồm Đức, Pháp, Italy, Phần Lan và Malta đã nhất trí về một thỏa thuận tiếp nhận người di cư tạm thời.
Ngày 21/8, 5 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Tây Ban Nha, quốc gia cửa ngõ châu Âu đã nhất trí tiếp nhận số người di cư đã mắc kẹt trong nhiều tuần qua trên tàu cứu trợ Open Arms.
Ngày 20/8, chính phủ Tây Ban Nha đã quyết định điều tàu hải quân tới đảo Lampedusa, Italy, để đưa những người di cư mắc kẹt trên tàu cứu hộ Open Arms tới cảng Palma de Mallorca, Tây Ban Nha.
Ngày 15/8, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte thông báo 6 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý tiếp nhận khoảng 150 người di cư trên con tàu cứu hộ Open Arms đang neo đậu gần đảo Lampedusa của Italy.
Ngày 31/7, Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini cho biết Italy sẽ cho phép 116 người di cư bị mắc kẹt trên tàu bảo vệ bờ biển Gregoretti lên bờ "trong vài giờ tới", sau khi các nước châu Âu nhất trí chia sẻ trách nhiệm trong việc tiếp nhận người di cư.
Kế hoạch xây dựng một "cơ chế thống nhất" trong cách thức xử lý những con tàu chở người di cư tới các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) dường như đã không thể phá vỡ thế bế tắc trong vấn đề gai góc này tại cuộc họp của Bộ trưởng nội vụ các nước EU diễn ra ở Helsinki (Phần Lan) trong ngày 18/7.
Theo nguồn tin địa phương, ngày 9/6, Chính phủ Mexico vẫn chưa mở cửa thêm các cửa khẩu tiếp nhận người di cư xin tị nạn tại Mỹ phải quay lại lãnh thổ nước này trong thời gian chờ phía Mỹ xử lý hồ sơ.
Giới chức Hà Lan ngày 28/1 đã từ chối đề nghị của Italy về việc tiếp nhận 47 người di cư trên tàu cứu hộ Sea Watch 3 mang cờ Hà Lan mà các cảng Italy trước đó đã từ chối cho cập cảng.
Trong bối cảnh con tàu cứu hộ Sea Watch 3 chở 47 người di cư được cứu trên Địa Trung Hải đang hướng tới thành phố cảng Sicily của Italy bất chấp thời tiết xấu, ngày 24/1, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Italy Matteo Salvini tái khẳng định lập trường cứng rắn không tiếp nhận người di cư.
Italy đã đề nghị Liên minh châu Âu (EU) áp dụng cơ chế luân phiên các cảng biển tiếp nhận những người di cư được cứu nạn trên biển.
Ngày 25/8, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) kêu gọi các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) khẩn trương tiếp nhận 150 người di cư đang bị giữ trên tàu Diciotti của lực lượng bảo vệ bờ biển Italy ở đảo Sicily.
Phó Thủ tướng Italy Luigi Di Maio ngày 23/8 cho biết Đảng dân túy Phong trào 5 Sao (M5S) của ông sẽ bỏ phiếu đình chỉ việc tài trợ cho Liên minh châu Âu (EU) vào năm tới trừ phi các nước thành viên EU khác đồng ý tiếp nhận số người di cư đang bị giữ trên tàu Diciotti của lực lượng bảo vệ bờ biển Italy.
Italy nhất trí tiếp tục tiếp nhận những người di cư được cứu trên biển, ít nhất cho đến khi Liên minh châu Âu (EU) đưa ra được một chiến lược rộng hơn nhằm phân bổ số lượng người di cư một cách công bằng.