Những yêu cầu không thể hòa giải từ hai phía, ảnh hưởng của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, cùng với sự căng thẳng toàn cầu đang làm cho việc đạt được lệnh ngừng bắn trở nên cực kỳ khó khăn.
Triển vọng hòa bình cho cuộc xung đột Nga - Ukraine đang có những dấu hiệu tích cực, nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro.
Bức tranh địa chính trị Trung Đông trong năm 2023 phủ một màu tối khi cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hồi giáo Hamas của Palestine bất ngờ bùng phát hôm 7/10, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người dân vô tội, đẩy khu vực luôn trong tình trạng chia rẽ và phân cực đến bên bờ vực của một cuộc chiến tranh toàn diện.
Israel chuẩn bị mở chiến dịch tấn công trên bộ vào Dải Gaza, Mỹ điều thêm nhiều tàu chiến tới gần Israel và đặt 2.000 binh sĩ trong tình trạng sẵn sàng cao, Iran và Hezbollah cảnh báo mạnh mẽ sau vụ bệnh viện ở Dải Gaza bị không kích khiến ít nhất 500 người chết. Một loạt diễn biến mới cho thấy Dải Gaza đang nóng hơn bao giờ hết và chưa thấy triển vọng hòa bình trước mắt.
Theo Đài RT, tình hình ở Nga sau cuộc nổi dậy Wagner, triển vọng hòa bình ở Ukraine, số phận của Thỏa thuận Ngũ cốc Biển Đen, cũng như những nỗ lực của phương Tây nhằm ngăn chặn sự mở rộng của BRICS đã trở thành những chủ đề mà Ngoại trưởng Liên bang Nga Sergey Lavrov đã đề cập trong cuộc họp báo hôm 30/6 theo giờ địa phương.
Ngày 5/3, Quốc vương Abdullah II của Jordan đã nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm leo thang căng thẳng và khôi phục hòa bình ở các vùng lãnh thổ của Palestine, cũng như chấm dứt mọi hành động đơn phương làm suy yếu sự ổn định và triển vọng hòa bình.
Theo Tân Hoa xã, ngày 13/1, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc (LHQ) Trương Quân đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo điều kiện cho đối thoại và đàm phán giữa Nga và Ukraine, đồng thời tăng cường nỗ lực để mở ra triển vọng hòa bình mới trong Năm mới 2023.
Ngày 17/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tiến hành các cuộc điện đàm riêng rẽ với Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Phóng viên TTXVN tại New York đưa tin Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 19/1 đã điện đàm với đại diện cấp cao của Liên minh châu Phi (AU) tại vùng Sừng châu Phi - ông Olusegun Obasanjo để trao đổi quan điểm về cuộc xung đột ở Ethiopia.
Sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 kết thúc, phóng viên TTXVN tại New York (Mỹ) đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Stephen Noerper, Giám đốc Cao cấp tại Viện Triều Tiên (Korea Society) về triển vọng hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên và vai trò của nước chủ nhà Việt Nam.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 20/2, điều phối viên đặc biệt của LHQ về tiến trình hòa bình Trung Đông Nickolay Mladenov cảnh báo chủ nghĩa cực đoan và tình trạng bạo lực đang gia tăng ở các vùng lãnh thổ do người Palestine kiểm soát, đe dọa triển vọng hòa bình bền vững trong khu vực.
Ngày 19/10, tại Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 12 đang diễn ra ở Brussels (Bỉ), Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã trình bày về triển vọng hòa bình, thịnh vượng tại Đông Bắc Á và xa hơn, trong đó tập trung vào các tuyến kết nối đường sắt lục địa và đối thoại an ninh khu vực.
Ngày 3/10, Thủ tướng Hàn Quốc Lee Nak-yon đã kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với các nỗ lực mang lại hòa bình dài lâu và sự thịnh vượng trên Bán đảo Triều Tiên.
Ngày 6/1, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã cảnh báo Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng việc di chuyển Đại sứ quán Mỹ ở Israel tới Jerusalem sẽ vượt qua "giới hạn đỏ" và gây nguy hiểm đối với các triển vọng hòa bình.
Trong những ngày tới, các nhà ngoại giao của các nước trên thế giới sẽ cố gắng thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria. Tuy nhiên, khả năng đạt được thỏa thuận hòa bình cho cuộc xung đột này dường như vẫn rất xa vời.