Nga đang thực hiện kế hoạch hợp nhất các công ty dầu mỏ lớn nhất của Nga để tạo nên nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Aramco của Saudi Arabia. Kế hoạch này, nếu hoàn thành, sẽ giúp Nga có lợi thế hơn trước các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ukraine vừa phát hiện thêm các linh kiện công nghệ phương Tây trong máy bay không người lái S-70 Okhotnik-B của Nga, một mẫu vũ khí hiện đại vừa bị bắn hạ. Phát hiện này làm dấy lên lo ngại về việc Nga vẫn có thể tiếp cận các thiết bị phương Tây dù chịu lệnh trừng phạt.
Với tỷ lệ tham gia vào các giao dịch đạt tới 80%, các trung gian này giúp doanh nghiệp Nga vượt qua rào cản trừng phạt từ phương Tây.
Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump cảnh báo rằng nếu đắc cử, ông sẽ trừng phạt Mexico và Trung Quốc bằng thuế quan nếu cả hai nước này không có biện pháp ngăn chặn dòng chảy fentanyl vào Mỹ.
Dự án trung tâm khí đốt tại Istanbul, dự kiến hoàn thành vào năm 2025, là một bước đi chiến lược giúp Thổ Nhĩ Kỳ và Nga giảm sự phụ thuộc vào thị trường phương Tây. Sáng kiến này không chỉ thúc đẩy vị thế kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ mà còn giúp Nga đối phó với những thách thức địa chính trị từ các lệnh trừng phạt.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã ban hành lệnh trừng phạt đối 6 công ty Malaysia vì có liên hệ với Nga và cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine. Các công ty này nằm trong số 120 cá nhân và tổ chức bị Bộ Ngoại giao Mỹ nêu tên tại một số quốc gia trên thế giới.
Mặc dù Iran sở hữu nhiều loại hệ thống phòng không như S-300 và Bavar 373, nhưng thực tế cho thấy năng lực phòng thủ của nước này gặp nhiều hạn chế. Các lệnh trừng phạt của phương Tây và lực lượng không quân lạc hậu có lẽ là nguyên nhân chính.
Mặc dù CH Séc cam kết giảm bớt phụ thuộc dầu mỏ Nga, nhưng một thông tin gần đây chỉ ra rằng ngành lọc dầu của nước này vẫn đang kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc nhập khẩu dầu giá rẻ từ Moskva.
Ngày 18/10, Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt vào các công ty có liên quan đến việc sản xuất máy bay không người lái mà Nga sử dụng trong cuộc xung đột với Ukraine.
Ngày 17/10, Mỹ và Thụy Sĩ đã công bố các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, trong khi Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẵn sàng mở rộng các lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva, kể cả thông qua các nước thứ ba.
Ngân hàng trung ương Nga ngày 17/10 cho biết hoạt động nhập khẩu của nước này đã phục hồi trong quý III năm nay về ngang bằng mức của cùng kỳ năm ngoái, nhờ nhu cầu nội địa gia tăng, dù các lệnh trừng phạt từ phương Tây đang gây nhiều khó khăn trong thanh toán quốc tế.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông và Bắc Phi, lực lượng Houthi ở Yemen ngày 17/10 đe dọa trừng phạt Mỹ vì đã tiến hành một loạt cuộc không kích vào các khu vực do lực lượng này kiểm soát ở Yemen, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các tàu trên các tuyến vận chuyển quốc tế.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 16/10 đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với mạng lưới tài chính có trụ sở tại Liban, nơi đã chuyển hàng triệu USD cho phong trào Hồi giáo Hezbollah.
Thay vì áp dụng lệnh cấm, chính phủ Anh đang xem xét các biện pháp trừng phạt khác để duy trì mối quan hệ ngoại giao và tìm kiếm giải pháp hòa bình với Iran.
Theo tờ The Jerusalem Post (Jpost), bất chấp lệnh trừng phạt dẫn đến việc tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga (BoR) bị đóng băng, nước này vẫn giữ được hàng trăm tỷ USD ngoài tầm với của phương Tây nhờ một số nỗ lực đặc biệt.
Mỹ gần đây đã thực hiện một bước đi tại Trung Đông mà hầu như không ai để ý: áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế lên nhóm Hilltop Youth, một nhóm người định cư Israel thường xuyên tấn công người Palestine tại Bờ Tây.
Ngày 14/10, Liên minh châu Âu (EU) đã áp đặt trừng phạt với 7 cá nhân và 7 tổ chức, trong đó có hãng hàng không Iran Air, vì bị cho là liên quan đến chính sách hỗ trợ quân sự của Iran với Nga.
Ukraine khẳng định quyết định này nhằm mục tiêu trừng phạt Nga, ngăn chặn nguồn thu từ khí đốt tài trợ cho xung đột. Tuy nhiên, Slovakia, phụ thuộc lớn vào nguồn khí đốt của Nga, lo ngại về tác động tới an ninh năng lượng.
Một mạng lưới tàu thuyền “lạ” đăng ký tại Gabon đang làm nổi bật cách Moskva đang xây dựng một nền kinh tế vượt ra ngoài tầm với các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố không ủng hộ Israel tấn công cơ sở hạt nhân của Iran, một quyết định nhằm ngăn chặn nguy cơ xung đột khu vực và leo thang hạt nhân. Thay vào đó, Mỹ lựa chọn con đường ngoại giao và trừng phạt kinh tế để kiềm chế Iran.