Theo Công văn 1506/BYT-DP ngày 25/3/2022 của Bộ Y tế về việc tiêm vacine phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại thì người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA (vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine do AstraZeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Ngày 26/3, Việt Nam có 103.126 ca mắc mới COVID-19, trong đó, Hà Nội có 9.623 ca. So với ngày trước đó, số ca mắc mới đã giảm 5.833 ca. Cùng ngày, Bộ y tế cũng đã có công văn đề nghị người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine mRNA (vaccine do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine do AstraZeneca sản xuất.
Hãng dược phẩm AstraZeneca ngày 13/1 đã công bố những dữ liệu nghiên cứu sơ bộ về loại vaccine ngừa COVID-19 mà hãng này phát triển - có tên gọi chính thức là vaccine Vaxzevria.
Mạng lưới chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX vẫn có nhu cầu cao đối với vaccine của hãng AstraZeneca ngừa bệnh COVID-19 sản xuất tại Ấn Độ với nhãn hiệu Covishield.
Các nhà khoa học Anh và Mỹ mới đây đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng đông máu hiếm gặp sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 do AstraZeneca sản xuất.
Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) ngày 14/10 thông báo việc sử dụng kết hợp vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và Sputnik Light tạo ra khả năng miễn dịch mạnh hơn so với chỉ sử dụng vaccine của AstraZeneca.
Bộ Y tế Malaysia đã quyết định rút ngắn thời gian giữa 2 mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca từ 9 tuần xuống còn 6 tuần.
Ấn Độ dự kiến cho phép rút ngắn khoảng cách giữa hai mũi vaccine của hãng AstraZeneca đối với các trường hợp tiêm tự nguyện ở các cơ sở y tế tư nhân.
Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Công Thương Vasily Osmakov ngày 17/9 cho biết công ty dược phẩm Nga R-Pharm đã bắt đầu sản xuất vaccine ngừa COVID-19 theo giấy phép của Đại học Oxford và AstraZeneca phục vụ cho mục đích xuất khẩu.
Tỉnh Osaka là địa phương đầu tiên của Nhật Bản triển khai tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm AstraZeneca cho người trên 40 tuổi.
Một hội đồng của Bộ Y tế Nhật Bản ngày 30/7 đã phê duyệt việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho những người từ 40 tuổi trở lên trong bối cảnh nguồn cung vaccine thiếu hụt.
Việc tiêm kết hợp mũi đầu là vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca và mũi 2 là vaccine của Pfizer/BioNTech sẽ giúp sản sinh nhiều kháng thể hơn gấp 6 lần so với việc tiêm cả 2 mũi là vaccine của AstraZeneca.
Ngày 26/7, cơ quan đăng ký dược phẩm của Nga cho biết đã phê duyệt việc thử nghiệm lâm sàng kết hợp tiêm vaccine của AstraZeneca/Oxford với vaccine Sputnik V của Nga.
Việt Nam vừa tiếp nhận thêm hơn 1,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca.
Thái Lan sẽ sử dụng vaccine của AstraZeneca để tiêm mũi 2 tăng cường cho những người đã được tiêm chủng mũi đầu bằng vaccine của Sinovac nhằm tăng hiệu quả phòng bệnh COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca và liên doanh Pfizer (Mỹ) - BioNTech (Đức) vẫn có hiệu quả chống lại hai biến thể của SARS-CoV-2 phát hiện lần đầu tại Ấn Độ là Delta và Kappa.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Chính phủ Australia dự kiến từ tháng 10 tới sẽ chủ yếu sử dụng 2 loại vaccine phòng COVID-19 của Pfizer và Moderna, do đó sẽ cần ít vaccine của AstraZeneca hơn.
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Thủ tướng Italy Mario Draghi đã sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech làm mũi tăng cường cho mũi vaccine đầu tiên sử dụng vaccine của AstraZeneca.
Đan Mạch là quốc gia châu Âu đầu tiên tạm dừng sử dụng các loại vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca (Anh) và Johnson & Johnson (Mỹ) do lo ngại về các phản ứng phụ nghiêm trọng.
Malawi ngày 19/5 đã tiến hành tiêu hủy gần 17.000 liều vaccine của hãng AstraZeneca đã hết hạn sử dụng vào giữa tháng 4 vừa qua.