Việt Nam đã sản xuất thành công sản phẩm vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi và chính thức xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE của Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam sang 5 nước, bao gồm: Philippines, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Myanmar.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, ngày 7/8, nhiều tờ báo và trang thông tin của Hàn Quốc như mạng tin Newsis, Nnews đã thông tin về việc Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu vaccine phòng Dịch tả lợn châu Phi (ASF), cho rằng đây là sự kiện thu hút sự chú ý của ngành công nghiệp dược phẩm và sinh học toàn cầu.
Ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y cho biết, Philippines đã nhập khẩu 300.000 liều vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi của Việt Nam và đang sử dụng. Từ nay đến tháng 10, Việt Nam sẽ xuất khẩu 2 triệu liều vaccine cho Philippines và Indonesia.
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn thông báo của Liên minh châu Âu (EU) ngày 26/11 cho biết từ năm 2022, EU sẽ chấm dứt cơ chế xuất khẩu vaccine phòng COVID-19 và thực hiện một cơ chế giám sát mới.
Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, ngày 26/11 cho biết đã vận chuyển lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của hãng AstraZeneca, có tên thương mại là Covishield, cho cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX sau 8 tháng tạm dừng.
Ngày 24/11, Nga đã thông báo những tiến bộ trong việc bào chế vaccine ngừa COVID-19, trong đó có vaccine Sputnik phiên bản dành cho trẻ em và dạng xịt mũi mà Tổng thống Vladimir Putin đã dùng làm liều tăng cường.
Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz tuyên bố quốc gia này sẵn sàng xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 nội địa cho các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á – Âu (EAEU) và mở cơ sở sản xuất tại nước ngoài.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ mới đây đã nối lại việc xuất khẩu một lượng nhỏ vaccine COVID-19 và sẽ gia tăng đáng kể hoạt động xuất khẩu trong vài tháng tới khi nguồn dự trữ trong nước tăng lên và nhu cầu tiêm chủng giảm dần.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 399.100 trường hợp mắc COVID-19 và 6.721 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu xấp xỉ 240 triệu ca, trong đó trên 4,88 triệu người không qua khỏi.
Liên minh châu Âu (EU) sẽ gia hạn cơ chế kiểm soát và có thể hạn chế việc xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 của khối này cho đến cuối năm 2021, thay vì hạn chót vào cuối tháng 9. Đây là thông báo được giới chức EU đưa ra ngày 29/9.
Ngày 25/9, Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla cho biết nước này sẽ xuất khẩu 8 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối tháng 10 tới, sau khi chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu vaccine ra nước ngoài.
Ngày 23/9, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đã hoan nghênh tuyên bố của Ấn Độ nối lại các hoạt động xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Ấn Độ đang xem xét sớm nối lại công tác xuất khẩu vaccine COVID-19, chủ yếu là sang thị trường châu Phi, trong bối cảnh đa số người trưởng thành ở nước này đã hoàn tất tiêm chủng ngừa COVID-19 và nguồn cung vaccine đã gia tăng.
Hoạt động xuất khẩu vaccine COVID-19 của Ấn Độ đã bị đình trệ 3 tháng nay, và rất ít triển vọng sẽ sớm nối lại sau khi làn sóng dịch thứ hai tàn phá quốc gia trên 1,3 tỉ dân.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 5/6, Đại sứ Brazil tại Liên bang Nga, ông Tovar da Silva Nunes cho biết nước này dự kiến sản xuất ít nhất 8 triệu liều vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga trên lãnh thổ của mình mỗi tháng.
Sau nhiều lần trì hoãn, ngày 25/5, Chính phủ Mexico thông báo sẽ bắt đầu xuất khẩu vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca cho các quốc gia Mỹ Latinh theo khuôn khổ một thỏa thuận hợp tác chung với Argentina.
Các quốc gia tại Mỹ Latinh được cho là sẽ nhận hàng triệu liều vaccine ngừa COVID-19 trong một vài tuần tới khi Mỹ cam kết xuất khẩu 80 triệu liều vaccine nước này sản xuất.
Ngày 18/5, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) châu Phi John Nkengasong cảnh báo việc Ấn Độ tiếp tục ngừng xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 có thể ảnh hưởng đến nỗ lực tiêm chủng ở "Lục địa Đen".
Vào cuối tháng 3, trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định tạm dừng xuất khẩu vaccine COVID-19 để tập trung đáp ứng nhu cầu cấp bách trong nước. Song hiện tại, đông thái này đang gây ra hậu quả lớn cho toàn thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Phi.
Ngày 8/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hối thúc Chính phủ Mỹ dỡ bỏ hạn chế đối với hoạt động xuất khẩu vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và các thành phần của vaccine này.