Theo đó, mục đích của Kế hoạch hành động nhằm triển khai chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đến các đơn vị thuộc ngành ngân hàng trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 được quy định tại Quyết định số 9/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025" (Quyết định số 9/QĐ-TTg) và các nội dung tại Đề án.
Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng tập trung vào hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Bên cạnh đó là các giải pháp hỗ trợ về điều hành chính sách tiền tệ; tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngành ngân hàng; nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát ngân hàng; tăng cường công tác truyền thông.
Về giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng đã đề ra các nội dung cụ thể về nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, quản trị kinh doanh, tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức tín dụng; hiện đại hóa ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển mô hình ngân hàng số, triển khai có hiệu quả Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; phát triển mạng lưới các tổ chức tín dụng; nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng...
Đặc biệt, Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng đã quy định cụ thể về xử lý nợ xấu, bao gồm các nội dung xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các chức tín dụng.